Logo

Tìm hiểu về luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, quyền trẻ em

Việt Nam là một trong những quốc gia quan tâm sớm đến việc bảo vệ quyền trẻ em, nước ta là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai thế giới phê chuẩn điều về quyền trẻ em. Vậy trẻ em có nhưng quyền lợi gì?
3.0
2 lượt đánh giá

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Để hiểu rõ vấn đề này hơn, các bạn hãy cùng chúng tôi thoi dõi bài viết dưới đây.

Các bộ luật trẻ em

Dưới đây là trọn các bộ luật trẻ em, mời các bạn tham khảo.

LUẬT

TRẺ EM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật trẻ em.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Trẻ em

Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Điều 2. Phạm vi Điều chỉnh

Luật này quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục, gia đình, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân).

Nội dung còn tiếp, các bạn CLICK vào file bên dưới để xem và tải full các bộ luật trẻ em....

Một số câu hỏi về quyền trẻ em

Dưới đây là một số câu hỏi về quyền bảo vệ trẻ em, giúp các bạn giải đáp thắc mắc và nắm rõ hơn về các quyền này nhé.

Trẻ em có bao nhiêu quyền

Trẻ em có những quyền sau đây:

1. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

3. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

- Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

- Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Nội dung còn tiếp, mời các em CLICK vào file bên dưới để xem và tải full những quyền của trẻ em...

Theo Luật trẻ em 2016, trẻ em có bao nhiêu quyền

Theo Luật trẻ em 2016, trẻ em có bao nhiêu quyền

Trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua mấy hình thức

Phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em được quy định tại Điều 74 Luật Trẻ em 2016 như sau:

1. Các vấn đề sau đây về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tùy theo độ tuổi của trẻ em:

a) Xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; (Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 11 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

b) Xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

c) Quyết định, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;

d) Áp dụng biện pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em của gia đình.

2. Trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các hình thức sau đây:

a) Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện;

b) Thông qua tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em;

c) Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật;

d) Tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em;

đ) Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức thông tin khác.

Bảo vệ trẻ em được thực hiện bao nhiêu cấp độ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Trẻ em 2016 thì việc bảo vệ trẻ em có thể được thực hiện theo các cấp độ sau đây:

- Phòng ngừa;

- Hỗ trợ;

- Can thiệp.

Theo đó, các cấp độ này được quy định như sau:

Cấp độ phòng ngừa

- Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

- Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:

+ Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

+ Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;

+ Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;

+ Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

Nội dung còn tiếp, các bạn CLICK vào file tải bên dưới để xem full và tải miễn phí về bảo vệ trẻ em được thực hiện theo 3 cấp độ...

Luật trẻ em quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em

“Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

Nội dung còn tiếp, các bạn CLICK vào file bên dưới để xem full và tải về miễn phí 15 hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em...

Trách nhiệm của tòa án nhân dân các cấp trong việc thực hiện quyền và bổn phận trẻ em như thế nào?

1. Tòa án nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ em để tiến hành xét xử hành vi vi phạm quyền trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, ra quyết định tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.

2. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc xét xử, ra quyết định tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

3. Viện kiểm sát nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ em để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em.

5. Đào tạo, bồi dưỡng cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên tiến hành tố tụng các vụ án có liên quan đến trẻ em về quyền của trẻ em, về tâm lý học, khoa học giáo dục liên quan đến trẻ em.

Tổ chức nào đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em

Căn cứ Điều 77 Luật trẻ em năm 2016 có quy định về tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em như sau:

1. Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

2. Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em có nhiệm vụ sau đây:

a) Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em; tổ chức để trẻ em được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;

b) Thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em;

c) Chuyển ý kiến, kiến nghị của trẻ em tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;

d) Theo dõi việc giải quyết và phản hồi cho trẻ em về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị;

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;

e) Hằng năm, báo cáo Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em.”

Theo luật trẻ em chăm sóc thay thế được hiểu như thế nào

Căn cứ Điều 24 Luật trẻ em năm 2016 có quy định về quyền chăm sóc thay thế như sau:

1. Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

Bổn phận của trẻ em đối với gia đình được hiểu như thế nào

Căn cứ Điều 37 Luật trẻ em 2016 có quy định về bổn phận của trẻ em đối với gia đình như sau:

1. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.

2. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

Trẻ em có quyền được khai sinh khai tử có họ tên có quốc tịch được xác định cha mẹ dân tộc giới tính theo quy định của pháp luật có hay không?

Quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em được quy định tại Điều 13 Luật trẻ em 2016 với nội dung như sau:

- Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

Luật trẻ em năm 2016 đã được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua vào ngày tháng năm nào

Luật Trẻ em được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua trong kỳ họp thứ 11 khóa XIII, ngày 05 tháng 4 năm 2016, kế thừa những quy định cơ bản của Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 và sửa đổi, bổ sung những quy định mới nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Công ước Quyền trẻ em và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, phát triển của trẻ em trong giai đoạn hiện nay.

Thế nào là bảo vệ trẻ em

Căn cứ vào Điều 4 Luật trẻ em 2016, trong luật này giải thích khái niệm bảo vệ trẻ em như sau:

Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được trẻ em có bao nhiêu quyền và bổn phận của trẻ em Việt Nam. Hãy biết quan tâm, chăm sóc và bảo vệ để những đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về các quyền trẻ em - luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em theo bộ Luật Trẻ em 2016, hỗ trợ tải file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status