Logo

Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật đầy đủ

Hướng dẫn soạn sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 25, 26 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Để học tốt Sinh học lớp 11, nội dung bài học là trả lời câu hỏi, giải bài tập Sinh học 11 hay nhất, ngắn gọn. Mời các bạn xem phần giải bài tập Sinh lớp 11 chi tiết. Bên cạnh đó là tóm tắt lý thuyết ngắn gọn Sinh học 11 có đáp án.

Trả lời các câu hỏi SGK Sinh 11 Bài 5

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 5 trang 25: 

Xem hình 5.1 và rút ra nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây.

Lời giải:

Quan sát hình 5.1 thấy: Khi thiếu nito, cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.

Nhận xét: Nito là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nito có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của thực vật.

    * Vai trò chung của nito

- Nito có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

→ Quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch.

    * Vai trò cấu trúc của nito

- Nito tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, axit nucleic, diệp lục, ATP,…

→ Thiếu nito sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein, từ đó sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Màu vàng nhạt xuất hiện trước tiên ở những lá già. Điều đó xảy ra là do sự huy động và sự di chuyển của các ion trong cây.

    * Vai trò điều tiết của nito

- Nito là thành phần cấu tạo của protein – enzim, coenzim và ATP. Vì vậy nito tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử protein trong tế bào chất.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 5 trang 26: 

Rễ cây hấp thụ nitơ ở dạng NH4+ (dạng khử) và NO3- (dạng oxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Từ đó, hãy giả thiết phải có quá trình gì xảy ra trong cây.

Lời giải:

Rễ cây hấp thụ nitơ ở dạng NH4+ (dạng khử) và NO3- (dạng oxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Như vậy phải có quá trình chuyển nito ở dạng oxi hóa thành dạng khử, nghĩa là phải có quá trình khử nitrat.

Giải bài tập SGK Sinh 11 Bài 5

Bài 1 (trang 26 SGK Sinh 11): 

Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?

Lời giải:

      Thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể sống được vì Nitơ là nguyên tố khoáng thiết yếu, có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình sống, sinh trưởng, phát triển của cây lúa:

      - Nitơ tham gia cấu tạo nên protein, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục,…

      - Cây lúa thiếu nitơ sẽ yếu, quang hợp kém, kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp.

Bài 2 (trang 26 SGK Sinh 11):

Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?

Lời giải:

      Thực vật chỉ có thể sử dụng nitơ ở dạng khử là NH4+. Tuy nhiên khi cây hấp thụ nitơ thì chúng hấp thụ ở cả dạng NH4+ và NO3- . Do vậy trong mô thực vật cần diễn ra quá trình khử nitrat để chuyển NO3- thành NH4+ để cây có thể sử dụng.

Bài 3 (trang 26 SGK Sinh 11): 

Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc?

Lời giải:

   Khi lượng NH4+ trong cơ thể thực vật quá nhiều chúng sẽ khử độc NH4+ đồng thời dự trữ NH4+ bằng cách hình thành amit:

   Axit amin đicacbôxilic + NH4+ → Amit.

   Ví dụ: Axil glutamic + NH4+ → Glutamin.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật​​​​​​​

I. VAI TRÒ SINH LÝ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ

Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3- .

ly-thuyet-dinh-duong-nito-o-thuc-vat-00

Nitơ có vai trò quan trọng với thực vật. Nitơ giúp cây sinh trưởng và phát triển

- Vai trò cấu trúc :

   + Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP,…

   + Thiếu nitơ làm giảm quá trình tổng hợp prôtêin, từ đó sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, lá xuất hiện màu vàng nhạt.

- Vai trò điều tiết

Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin – enzim, côenzim và ATP. Vì vậy, nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.

ly-thuyet-dinh-duong-nito-o-thuc-vat-01

II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HÓA NITƠ Ở THỰC VẬT

Rễ cây hấp thu nitơ ở dạng NH4+ (dạng khử) và NO3- (dạng ôxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Do vậy cần có quá trình đồng hóa nitơ, để cây có thể sử dụng được nitơ lấy được từ đất.

Sự đồng hóa nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình : khử nitrat và đồng hóa amôni.

1. Quá trình khử nitrat

- Đó là quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+ theo sơ đồ sau :

NO3- (nitrat) → NO2- (nitrit) → NH4+ (amôni)

- Mo và Fe hoạt hóa các enzim tham gia vào quá trình khử trên.

- Quá trình khử nitrat thành amôni được thực hiện trong mô rễ và mô lá

2. Quá trình đồng hóa NH4+ trong mô thực vật

Trong mô thực vật tồn tại 3 con đường liên kết NH4+ với các hợp chất hữu cơ :

- Amin hóa trực tiếp các axit xêtô (Axit xêtô + NH4+ → Axit amin

Ví dụ : Axit α – xêtôglutaric + NH4+ → Axit glutamic

- Chuyển vị amin (Axit amin + Axit xêtô → Axit amin mới + Axit xêtô mới

Ví dụ : Axit glutamic + Axit pyruvic → Alanin + Axit α – xêtôglutaric

- Hình thành amit : Đó là con đường liên kết NH4+ vào axit amin đicacbôxilic (Axit amin đicacbôxilic + NH4+ → Glutamin

Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng :

- Đó là cách giải độc NH4+ tốt nhất (chất này tích lũy lại gây độc cho tế bào)

- Amit là nguồn dự trữ NH4+ cho các quá trình tổng hợp axit amin trong cơ thể thực vật khi cần thiết.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Sinh 11 Sinh 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật SGK trang 25, 26 file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status