Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Những cánh buồm lớp 7 trang 21 Tập 2 bộ sách Cánh diều chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 21 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
-Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Những cánh buồm là một bài thơ tự do, không quy định bắt buộc về số dòng, số tiếng, câu thơ dài ngắn khác nhau, có thể có vần hoặc không vần,... Các văn bản thơ trong Bài 7 đều là thơ tự do.
- Khi đọc một văn bản thơ, trong đó có bài thơ tự do, cần chú ý đến vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh...
- Đọc trước văn bản Những cánh buồm và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông
-Nhớ lại những mơ ước của em khi còn nhỏ. Chia sẻ với các bạn về một trong những mơ ước ấy.
Trả lời:
- Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…
- Chia sẻ ước mơ: các bạn chia sẻ cá nhân về ước mơ của bản thân cho thầy/cô và các bạn cùng nghe.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lưu ý các từ ngữ chỉ không gian, thời gian ở hai khổ thơ đầu.
Trả lời:
- Bối cảnh bài thơ: hai cha con cùng nhau dạo bờ biển.
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng?
Trả lời:
Các từ láy có trong bài:
Từ láy | Nghĩa của từ láy |
Lênh khênh | Cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, dễ đổ, dễ ngã |
Rả rích | Từ gợi tả những âm thanh không to, không cao, lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài như không dứt |
Phơi phới | Trạng thái mở rộng, tung bay trước gió |
Trầm ngâm | Có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì |
Thầm thì | Nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy |
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?
Trả lời:
- Cử chỉ và tâm sự của người cha:
+ Người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ của con- cũng chính là ước mơ thuở nhỏ của cha.
+ Cha tâm sự với con, đó là nơi cha chưa hề đến=> Lời nói chân thật với người con.
Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?
Trả lời:
- Dấu chấm lửng trong khổ thơ có tác dụng: thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng đồng thời làm giãn nhịp điệu câu thơ, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung mới.
Câu 5 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu ý dòng thơ cuối bài là gì?
Trả lời:
- Ý dòng thơ cuối bài là: Ước mơ của con cũng giống với ước mơ của cha, khi con nói ra ước mơ của mình, cha như thấy lại bản thân mình ngày đó.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, các hiệp vần,...
Trả lời:
- Đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm:
+ Mỗi dòng thường có 5 đến 7 chữ.
+ Số dòng trong mỗi khổ khác nhau, linh hoạt.
+ Được viết theo thể thơ tự do, được chia thành nhiều khổ nhỏ khác nhau
+ Vần thơ tự do
Câu 2 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển?
Trả lời:
- Người cha và người con trò chuyện về thế giới bao la, ước mơ được khám phá thế giới của con và lời giải đáp của cha.
- Miêu tả bằng lời cảnh cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển: Một ngày mặt trời rực rỡ, biển xanh cát mịn, hai cha con cùng nhau dạo biển. Mặt biển mênh mông, con thốt lên hỏi cha sao không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người. Cha nhẹ nhàng giảng giải cho con. Mặt trời lên cao, ánh nắng chan hòa, hai cha con cùng ngắm cảnh biển và thấy cánh buồm xa xa. Con lại hỏi cha mượn buồm trắng để con đi. Cha như bắt gặp mình trong ước mơ của con, ước mơ khám phá thiên nhiên vô tận.
Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
Trả lời:
- Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến 2 lần.
- Hình ảnh đó tượng trưng cho khao khát, ước mơ được khám phá thế giới, đi đến chân trời mới.
Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
Trả lời:
- Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ: được khám phá thế giới, đi đến chân trời mới.
=> Đó là ước mơ đẹp, thể hiện tinh thần học hỏi và muốn khám phá thế giới bằng khả năng của bản thân.
Câu 5 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Trả lời:
- Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến ước mơ của mình ngày đó: cũng là ước mơ được khám phá thế giới, đi đến chân trời mới.
- Diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của người cha trước lời đề nghị của người con: Khi con đề nghị mượn buồm trắng để con đi….lòng tôi nghẹn ngào, mênh mang, mọi thứ xung quanh cứ nhòe đi, thay vào đó là hình ảnh tôi trên chiếc buồm trắng lênh đênh ngoài biển khơi.
Câu 6 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ thứ 1: Hình ảnh giàu sức gợi, vừa đối lập vừa thể hiện sự khác biệt thế hệ.
+ Thiên nhiên: mặt trời rực rỡ, biển xanh => khoáng đạt, rực rỡ, long lanh, tràn đầy sức sống
+ Hai cha con: bóng cha lênh khênh, bóng con chắc nịch => Sự đối lập vừa thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ, đồng thời thấy được sự tiếp nối bởi cha có gầy và già đi “lênh khênh” thì con mới ngày càng lớn khôn “chắc nịch”
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Những cánh buồm trang 21 Tập 2 - Cánh diều file PDF hoàn toàn miễn phí.