Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 62 Tập 2 bộ sách Cánh diều chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.
Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.
a. Tre ấy trong thanh cao, giản dị…như người (Thép Mới)
b. Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hóa lâu đời, người dân cày…dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (Thép Mới)
c. Tre là cánh tay của người nông dân (Thép Mới)
d. Tre là thẳng thắn, bất khuất (Thép Mới)
Trả lời:
a. Tre ấy trong thanh cao, giản dị…như người (Thép Mới)
→ Thanh: trong sạch, cao: vươn lên, thanh cao: trong sạch vượt trộigian
→ Giản dị: Đơn giản, dễ dàng
b. Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hóa lâu đời, người dân cày…dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (Thép Mới)
→ Văn hóa: Phát triển, đẹp đẽ hơn
c. Tre là cánh tay của người nông dân (Thép Mới)
→ Nông: ruông, dân: người làm, nông dân: người làm ruộng.
d. Tre là thẳng thắn, bất khuất (Thép Mới)
→ Bất: không, khuất: khuất phục, bất khuất: không chịu khuất phục
Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ Hán Việt sau:
a. giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/ khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.
b. lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ/ diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.
c. thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên từ/ thiên cư, thiên đô.
d. trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/ chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.
Trả lời:
a. giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/ khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.
- Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “giác”
+ Từ “giác” trong “tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác” nghĩa là góc
+ Từ “giác” trong “vị giác, thính giác, thị giác” nghĩa là sự cảm nhận luâtr
b. lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ/ diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.
- Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “lệ”
+ Từ “lệ” trong “luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ” chỉ quy định, phép tắc
+ Từ “lệ” trong “diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.” chỉ sự đẹp đẽ.
c. thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử/ thiên cư, thiên đô.
- Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “thiên ”
+ Từ “thiên” trong “thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ” chỉ ngàn
+ Từ “thiên” trong “thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử” chỉ trời
+ Từ “thiên” trong “thiên cư, thiên đô” là dời đi, dịch chuyển
d. trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/ chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.
- Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “trường”
+ Từ “trường” trong “trường ca, trường độ, trường kì, trường thành” chỉ sự dài, rộng lớn
+ Từ “trường” trong “chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.” chỉ địa điểm, nơi diễn ra hoạt động sự việc.
Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:
Trả lời:
- Tham dự buổi chiêu đãi có ngại đại sứ và phu nhân
- Về nhà ông lão đem chuyển kể cho vợ nghe
- Phụ nữ Việt Nam, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang
- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh
- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa
- Các tiết mục của đội văn nghệ nhi đồng thành phố được cổ vũ nhiệt tình
Câu 4 (trang 63 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam, trong đó sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.
Trả lời:
Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.
→ Những từ Hán Việt được in đậm
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Thực hành tiếng Việt trang 62 Tập 2 - Cánh diều file PDF hoàn toàn miễn phí.