Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Nội dung sách Ngữ văn 7 lớp 7 trang 8 Tập 1 bộ sách Cánh diều chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.
1. HỌC ĐỌC
Câu hỏi trang 7 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào chưa được học ở lớp 6? Với nội dung chính của mỗi văn bản đã nêu trong các mục đọc hiểu truyện, thơ và kí, em thấy văn bản nào hấp dẫn với mình? Vì sao?
Trả lời:
- Những thể loại văn học chưa được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 là: truyện ngụ ngôn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng, tùy bút, tản văn.
- Em thấy bài thơ “Ông đồ” hấp dẫn với mình nhất bởi vì bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên kể chuyện ông đồ viết chữ Nho, qua đó, thể hiện tâm trạng buồn bã, xót xa, thảng thốt của cả một thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên.
Câu hỏi trang 8 SGK Ngữ văn 7 Tập 1:
a) Nêu đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7.
b) Điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là gì?
c) Các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 có gì khác biệt so với sách Ngữ văn 6.
Trả lời:
a) Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:
- Văn bản nghị luận: Gồm nghị luận văn học: các bài phân tích tác phẩm văn học và đặc điểm nhân vật gắn với văn bản đã học; nghị luận xã hội: các văn bản bàn luận về một tư tưởng quan điểm.
- Văn bản thông tin: giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp các em khám phá những nét đẹp văn hóa ở một số vùng trên đất nước ta, vừa hướng dẫn các em cách đọc loại văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ. Các văn bản thông tin có cước chú và tài liệu tham khảo giúp các em nhận biết và hiểu tác dụng của các yếu tố đó, đồng thời bước đầu vận dụng vào các hoạt động đọc, viết của mình.
b) Điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là đều là nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
c) Điểm khác biệt giữa các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là: Văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 giới thiệu về các quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi ở một số vùng trên đất nước ta. Còn sách Ngữ văn 6 là các văn bản cung cấp cho người đọc những điều bổ ích về những sự kiện lớn: sự kiện lịch sử, sự kiện văn hóa.
Câu hỏi trang 9 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc mục Thực hành tiếng Việt và trả lời các câu hỏi sau:
a, Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 là gì? Mỗi nội dung lớn có các nội dung cụ thể nào?
b, Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 có những loại cơ bản nào?
Trả lời
a) Sách Ngữ văn 7 có 4 nội dung lớn về tiếng Việt là:
- Từ vựng: thành ngữ và tục ngữ; Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt; Ngữ cảnh và nghĩa cảu từ trong ngữ cảnh.
- Ngữ pháp: Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu; Công dụng của dấu chấm lửng.
- Hoạt động giao tiếp: Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh; Liên kết và mạch lạc của văn bản; Kiểu văn bản và thể loại.
- Sự phát triển của ngôn ngữ: Ngôn ngữ của các vùng miền; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
b) Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 là:
- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt
Ví dụ: bài tập nhận biết các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh…
- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt
Ví dụ: bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh trong tác phẩm văn học và đời sống…
- Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt
Ví dụ: bài tập viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh…
2. HỌC VIẾT
Câu hỏi trang 10 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc phần Học viết và trả lời các câu hỏi sau:
a, Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết những kiểu văn bản nào? Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là gì?
b, Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản nào tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7?
Trả lời:
a)
- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:
+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.
+ Biểu cảm:
-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.
+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)
+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.
+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng
b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
3. HỌC NÓI VÀ NGHE
Câu hỏi trang 11 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc phần Học nói và nghe và trả lời các câu hỏi sau:
a, Các nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe là gì?
b, So với các yêu cầu cụ thể về kĩ năng nói và nghe, em còn những hạn chế nào?
Trả lời:
a) Sách Ngữ văn 7 rèn luyện kĩ năng nói và nghe với các nội dung:
- Nói:
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
+ Kể lại một truyện ngụ ngôn.
+ Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
- Nghe: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
- Nói nghe tương tác:
+ Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
+ Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.
b) Tự liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Nội dung sách Ngữ văn 7 trang 8 Tập 1 - Cánh diều file PDF hoàn toàn miễn phí.