Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9 gồm hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 99 đến trang 102 sách giáo khoa đầy đủ nhất giúp các em hiểu và nắm bắt kiến thức tốt nhất.
Xem nội dung hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bài Trau dồi vốn từ chi tiết như sau:
Tác giả muốn nói rằng:
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng diễn đạt tư tưởng và tình cảm của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, phải không ngừng trau đổi vốn từ.
Xác định lỗi:
a. Lỗi lặp từ: Thắng cảnh là “cảnh đẹp” rồi, không kết hợp với từ "đẹp" nữa.
b. Dùng sai từ dự đoán. Dự đoán là đoán tình hình, sự kiện ở tương lai. Trong trường hợp này nên dùng phỏng đoán, ước tính.
c. Kết hợp từ sai: Đẩy mạnh (thúc đẩy cho phát triển nhanh) không thể đi với quy mô (chỉ mức độ to nhỏ). Nên dùng từ mở rộng.
→ Những lỗi này mắc phải do người viết “không biết dùng tiếng ta”. Cần phải trau dồi vốn từ, nắm đúng nghĩa của từ, biết cách dùng từ hay, chính xác.
Ý kiến của nhà văn Tô Hoài:
- Thành công của Truyện Kiều là nghệ thuật ngôn từ, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng.
- Nhắc nhở chúng ta phải đi sâu vào thực tế để hiểu và dùng từ cho chính xác.
Tham khảo nội dung bài soạn Trau dồi vốn từ lớp 9 phần Luyện tập như sau:
- Hậu quả là: Kết quả xấu.
- Đoạt là: Chiếm được phần thắng.
- Tinh tú là: Sao trên trời.
a. - Tuyệt (nghĩa thứ nhất): Hết không còn gì
+ Tuyệt chủng: Không còn chủng loại, giống nòi.
+ Tuyệt giao: Cắt đứt mọi quan hệ, không còn đi lại giao tiếp với nhau.
+ Tuyệt tự: Không có người nối dõi theo quan niệm phong kiến.
+ Tuyệt thực: Nhịn ăn.
- Tuyệt (nghĩa thứ 2): Cực kỳ, nhất
+ Tuyệt đỉnh: Mức độ cao nhất.
+ Tuyệt mật: Rất bí mật.
+ Tuyệt tác: Tác phẩm (nghệ thuật) quá hay, quá đẹp.
+ Tuyệt trần: Nhất trên đời.
b. - Đồng (nghĩa thứ nhất): Cùng nhau, giống nhau
VD: Đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, ...
+ Đồng âm: Cùng giống nhau về âm.
+ Đồng ấu: Cùng là trẻ con, bạn từ thuở nhỏ.
+ Đồng bào: Cùng nguồn gốc, dân tộc.
+ Đồng bộ: Các bộ phận khớp với nhau một cách nhịp nhàng.
+ Đồng chí: Cùng chung chí hướng.
+ Đồng môn: Cùng học với nhau.
+ Đồng niên: Cùng tuổi tác.
+ Đồng sự: Cùng làm việc với nhau trong một cơ quan.
- Đồng (nghĩa thứ 2): Trẻ em
+ Đồng thoại: Truyện dành cho trẻ em.
+ Đồng dao: Câu hát truyền miệng của trẻ em thường kèm theo một trò chơi.
- Đồng 3: Chất đồng
+ Trống đồng: Trống được làm bằng chất liệu kim loại đồng.
a. Dùng chưa chính xác từ im lặng. Từ này thường để chỉ người. Nên thay thế bằng vắng lặng, yên tĩnh.
b. Dùng sai từ thành lập. Từ này chỉ dùng cho việc xây dựng một tổ chức, một nhà nước. Nên thay bằng từ thiết lập.
c. Dùng sai từ cảm xúc. Từ này thường dùng như một danh từ hoặc động từ, không dùng như một tính từ. Nên thay bằng cảm động, cảm phục.
Bình luận ý kiến:
+ Vẻ đẹp tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
+ Thời đại mới, khoa học kĩ thuật phát triển, nhiều kinh nghiệm dân gian có thể bị thay thế, nhưng vẻ đẹp của những câu ca dao tục ngữ vẫn luôn còn đó.
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download hướng dẫn soạn văn 9 bài Trau dồi vốn từ file word, pdf hoàn toàn miễn phí.