Logo

Văn khấn, mâm lễ cúng rằm tháng giêng, tết nguyên tiêu gồm những gì?

Rằm tháng giêng cúng gì? Tết nguyên tiêu là tết gì? Cùng xem ngay giải đáp chi tiết sự tích ý nghĩa ngày tết truyền thống này cũng như tham khảo cách sắm mâm lễ cúng, cách khấn cúng và các bài văn khấn rằm tháng giếng chuẩn nhất
4.5
6 lượt đánh giá

 

Rằm tháng giêng là ngày một trong những ngày lễ tết quan trọng đầu năm được người Việt rất coi trọng và cúng lễ trang trọng, linh đình. Ở nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu sự tích, ý nghĩa ngày lễ này cũng như hướng dẫn cách sắm lễ cúng, cách bày mâm cúng và nội dung các bài văn cúng chính xác nhất.

Tết nguyên tiêu là gì? Ý nghĩa Tết nguyên tiêu?

Rằm tháng giêng còn gọi là ngày gì? Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi  Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương. Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày và đêm rằm Tháng Giêng thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, Quận 5 và dân gian có câu thành ngữ "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm".

Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5, TPHCM với phần lễ, hội đa dạng, đặc sắc và phong phú tại các Hội quán, gia đình như: các nghi thức lễ, diễu hành, trình diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, trình diễn âm nhạc (Đại la cổ Triều Châu, Nhạc lễ Phúc Kiến), đốt nhang vòng, dán giấy cầu an, lì xì, dâng dầu đèn, chui bụng ngựa... đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020.

Cúng rằm tháng giêng như thế nào?

Thủ tục cúng rằm tháng giêng gồm có những bước gì? Mời các bạn cùng xem ngay nội dung chi tiết.

Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng gồm những gì?

Rằm tháng giêng cúng chay hay mặn là câu hỏi của khá nhiều người. Theo các chuyên gia phong thủy, các nhà văn hóa cho biết đây là vấn đề tùy tâm, tùy theo hoàn cảnh cụ thể từng gia đình mà có thể sắm mâm lễ cúng ngày rằm tháng giêng chay hay mặn đều được.

Mâm lễ rằm tháng Giêng cúng Phật

Với những gia đình có bàn thờ Phật thì cẩn chuẩn bị những vật phẩm sau đây:

- Hoa quả tươi

- Xôi chè

- Một mâm cỗ chay

- Một đĩa bánh trôi với mong muốn năm mới mọi sự sẽ được trôi chảy, tốt lành

Mâm lễ cúng gia tiên

Một mâm cỗ mặn có các món ăn truyền thống như thịt gà luộc, thịt heo quay, thịt đông, bánh chưng, canh miến, đĩa rau xào thập cẩm...

- Vàng mã

- Trầu cau

- Đèn nến

- Rượu

- Chè

Mâm cơm cúng ngày rằm tháng giêng

Cúng rằm tháng giêng vào lúc mấy giờ?

Lệ xưa cho rằng, giờ đẹp cúng rằm tháng giêng 2023 là vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Nhiều người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được.

Ngày 14/1 âm lịch, khung giờ tốt gồm: Bính Thìn (7h-9h), Mậu Ngọ (11h-13h), Kỷ Mùi (13h-15h), Nhâm Tuất (19h-21h).

Ngày 15/1 âm lịch, khung giờ tốt gồm: Đinh Mão (5h-7h), Canh Ngọ (11h-13h), Nhâm Thân (15h-17h), Quý Dậu (17h-19h).

Thắp hương rằm tháng giêng như thế nào?

Khi thắp nhang, các gia đình cần thắp số lẻ bởi số lẻ là để tượng trưng cho phần âm. 

Không nên thắp quá nhiều nhang mà chỉ nên thắp khoảng 1 hoặc 3 nén.

Cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 có được không?

Câu trả lời là có.

Rằm tháng giêng nên cúng như thế nào?

- Không dùng hoa giả, trái cây giả

- Không dùng đồ chay giả mặn

- Không đốt nhiều vàng mã

- Dọn dẹp ban thờ

- Không cúng thủ lợn

- Không dùng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính

- Khi thực hiện lễ cúng, các gia đình nên mở cửa sổ để không khí được thông thoáng.

- Nên ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang khi thực hiện lễ cúng.

- Khi đọc bài văn khấn ngày rằm tháng Giêng, bạn phải đọc to, rõ ràng và phải thành tâm.

Các bài văn khấn rằm tháng giêng

Dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp tất cả các bài cúng ngày rằm tháng giêng theo văn khấn cổ truyền Việt Nam, mời các bạn xem và tải về sử dụng.

Văn khấn gia tiên, thần linh rằm tháng giêng tại nhà

Bài văn cúng gia tiên, thần linh rằm tháng giêng tại nhà

Văn khấn rằm tháng giêng ngoài trời

Lễ cúng ngoài trời rằm tháng Giêng cần có: Một mâm hoa quả (tùy thuộc vào mỗi nhà để lựa chọn hoa quả loại nào), một đĩa xôi chè, ấm trà, chén rượu, nén nhang với lòng thành kính.

Nghi lễ cúng rằm tháng giêng ngoài trời có thể thực hiện theo 4 hướng là Đông, Tây, Nam, Bắc. Tương ứng với 4 hướng là các bài văn cúng khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài cúng tạ đất rằm tháng giêng

Bài văn cúng tạ đất rằm tháng giêng

Bài cúng Rằm tháng Giêng ở chùa

Tham khảo thêm một số bài văn khấn khác:

Một số thành ngữ về ngày rằm tháng giêng

Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng 

Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng 

Ăn chay niệm Phật cả năm, Không bằng dự hội ngày Rằm tháng Giêng

Giao Thừa ra quận Nhất, Nguyên Tiêu về quận Năm

Một số câu hỏi thường gặp về ngày rằm tháng giêng

Rằm tháng giêng tiếng Anh là gì?

-  Lantern Festival (Full moon of the 1st month)

Tết nguyên tiêu ăn gì?

Ngoài bánh trôi nước thì dưới đây là một số món ăn với những tính chất riêng mà bạn có thể tham khảo:

- Các thực phẩm chay: ngày rằm còn là ngày vía Phật, thường là cơ hội để tạo duyên, phóng sinh làm phước. Do đó, bạn nên thay những món mặn thường ngày bằng những món chay thanh đạm như đậu hũ, bông cải xào, súp nấm, canh rong biển hạt sen,...

- Các món từ cá: những loại cá lớn, đặc biệt là loại có lớp vảy màu bạc, tượng trưng cho tài lộc về của cải, tiền bạc rủng rỉnh quanh năm. Lưu ý, khi chế biến món này, bạn cần giữ nguyên con để đảm bảo có một năm “đầu xuôi, đuôi lọt”, giảm hao tài tổn lộc.

- Các loại thực phẩm, trái cây có màu tươi sáng như đỏ, vàng, xanh,... tượng trưng cho sự may mắn, hanh thông: xôi gấc, bánh chưng, khổ qua nhồi thịt, dưa hấu, đu đủ, thanh long, quả lựu,...

- Các loại trái có hình tròn tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy: bưởi, cam, quýt, táo,…

Ngoài ra, trong ngày rằm tháng Giêng này, bạn cũng cần tránh một số món ăn như thịt chó, thịt vịt, lươn, mực, xôi trắng,...

Rằm tháng giêng ngày mấy dương lịch 2024?

- Là ngày 24/02/2024 vào Thứ 7 trong tuần.

Trên đây là nội dung tổng hợp đầy đủ về ngày tết nguyên tiêu - rằm tháng giêng đã được chúng tôi sưu tầm, tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thông tin về các ngày lễ tết khác đã được đăng tải trên chuyên trang của chúng tôi.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ để download các bài cúng Rằm tháng giêng file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Đánh giá bài viết
4.5
6 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status