Logo

2 Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2021 - Phần 1 (Có đáp án)

Giới thiệu 2 Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2021 - Phần 1 có đáp án và lời giải chi tiết, do đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm biên soạn và tổng hợp. Có file tải về Word, PDF miễn phí.
4.5
2 lượt đánh giá

Kì thi cuối học kì 2 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi xin giới thiệu đến các em đọc 2 bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 phần 1 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các em học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 - Đề số 1

A.PHẦN ĐỌC( 7 điểm): 

Đọc thầm và chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây và làm các bài tập 

Hoa học trò

               Phượng không không phải là một đóa, không phải vài cành: phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

          Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

        Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

                                                                                     Theo XUÂN DIỆU

Câu 1. Hoa phượng có màu gì?

      A. màu vàng

      B. màu đỏ

      C.    màu tím

Câu 2. Mùa xuân lá phượng như thế nào?

          A. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.

          B. Lá bắt đầu dụng.

          C. Ngon lành như lá me non.

Câu 3. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

          A. Vì hoa phượng cho ta bóng mát.

          B. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

          C. Vì phượng có hoa màu đỏ.

Câu 4. Nội dung của bài văn nói lên điều gì?

         A. Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

         B. Nói về tuổi học trò.

        C. Tình cảm của tác giả với cậu học trò.

Câu 5.  Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau đây là gì?

 Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai – nơ khỏi bệnh . Ông ngạc nhiên hỏi bác sĩ:

     - Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

        A. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu

        B. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

        C. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

Câu 6. Chủ ngữ trong câu sau “ Hoa phượng là hoa học trò” là:

        A. Hoa phượng

        B. Là hoa học trò

        C. Hoa

Câu 7. Câu “ Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?

        A. Ai là gì ?

        B. Ai thế nào ?

        C. Ai làm gì ?

Câu 8 . Trong các từ sau từ cùng nghĩa với từ “Dũng cảm” là:

          A. Gan dạ

          B. Hiền lành

          C. Chăm chỉ

Câu 9:  Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hớp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

   (can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

               Anh Kim Đồng là một ...... rất.........  . Tuy không chiến đấu ở.......... , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức..... . Anh đã hi sinh, nhưng.... sáng của anh vẫn  còn mãi mãi.

Câu 10: Em hãy đặt 1 câu trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn

B. BÀI KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả : (Nghe – viết) (2,0 điểm)

Cây trám đen

       Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

         Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.

2. Tập làm văn : (5,0 điểm)

Đề bài: Tả một loại cây mà em yêu thích.

Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 2 (Đề số 1)

A. Phần đọc

Câu 1: B,      Câu 2: A,       Câu 3: B,       Câu 4: A, 

Câu 5: C,      Câu 6: A,       Câu 7: B,       Câu 8: A

Câu 9: Người liên lạc, can đảm, mặt trận, hiểm nghèo, tấm gương.

Câu 10: Học sinh đặt được câu hoàn chỉnh có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

B. Bài kiểm tra viết

1. Chính tả (nghe - Viết)

- Viết đúng chính tả

- Viết chữ to, sạch đẹp, đúng bài văn mà thầy cô giáo đọc.

2.Tập làm văn

Mẫu:

Chợ hoa ngày Tết quê em trở nên nhộn nhịp, đông vui nhất là vào những ngày Tết. Khu chợ nhỏ trở nên rực rỡ hơn bởi hàng chục loài hoa đang khoe sắc thắm, đó là hoa hồng nhung, hoa cúc vàng, hoa ly trắng...Trong đó loài hoa mà ấn tượng nhất chính là hoa đào. Những cây đào, cành đào được bày bán dọc hai bên đường. Những cây đào nhỏ cao khoảng 50-80 cen-ti-mét được trồng trong những chậu cây nhỏ nhìn vô cùng xinh xắn. Thân cây đào nhỏ bằng cổ tay của em, lớp vỏ xù xì màu nâu sậm. Từ thân cây mọc ra rất nhiều nhánh, trên những nhánh cây lại nở ra những bông hoa đào rực rỡ. Cây đào khi nở hoa rất ít lá, những chiếc lá nhỏ dài thưa thớt trên cây càng làm nổi bật sắc hồng của cánh hoa. Nhìn từ xa, những cây đào như chiếc ô hoa rực rỡ sắc màu. Hoa đào nhỏ, màu hồng đậm hoặc hồng phai, cánh mỏng xếp chồng lên nhau. Hoa đào chỉ nở vào ngày Tết nên thấy hoa đào em biết Tết đã về.

Đề thi cuối học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề số 2

I/. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt ( 10 điểm )

1. Đọc thành tiếng:…. 3 điểm. (M3-3đ)   

2. Đọc thầm và làm bài tập: …..7 điểm.

ĐƯỜNG ĐI SA PA

      Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bong chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

      Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

       Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

        Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?(M1-0,5đ)

A. Vùng núi

B. Vùng đồng bằng

C. Vùng biển

D. Thành phố

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (M1-0,5đ)

A. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

B. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

C. Nắng phố huyện vàng hoe.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” (M1-0,5đ)

A. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

B. Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

C. Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

D. Vì Sa Pa ở thành phố

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (M1-0,5đ)

A. Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

B. Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

C. Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

D. Tác giả quê ở Sa Pa.

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?(M4-1đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào? (M1-0,5đ)

A. Câu kể Ai là gì?

B. Câu kể Ai làm gì?

C. Câu kể Ai thế nào?

D. Tất cả các câu kể trên.

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (M2-1,5đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (M1-0,5đ)

A. Đi chơi ở công viên gần nhà.

B. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

C. Đi làm việc xa nhà.

D. Đi học

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (M2-1đ)

  a).Buổi chiêu, xe……………………………………………………………..

  b)……………………………………………………….. vàng hoe.

Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (M1-0,5đ)

A. Mùa thu, mùa thu

B. Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.

C. Mùa xuân, mùa hè.

D. Mùa hè, mùa thu.

II/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn (10 điểm)

1 - Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

                                                                                               Nguyễn Thế Hội

2. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

Đáp án đề thi Tiếng Việt học kì 2 lớp 4 (Đề số 2)

I/. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt

 1. Đọc thành tiếng:…. .       

- Đọc đúng tiếng, từ: 1điểm. (Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm. (Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0 điểm.)

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập: …..

Câu

1

2

3

4

6

8

10

Đáp án

A

D

B

A

A

B

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?

“Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa”

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào?

“Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son” 

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh.

  a) Buổi chiêu, xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.

  b) Nắng phố huyện vàng hoe. 

II/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn

1 - Chính tả (nghe – viết 15-20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,25 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 0,25 điểm).

2. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút)

Mẫu:

Nó tên là Lai, cái tên mà em đặt cho nó khi nó còn bé tí tẹo. Ba bảo: “Giống chó này quý lắm con ạ! Ba dặn đi dặn lại nhiều lần, với lại ở chỗ thân quen bác ấy mới ưu tiên cho mình con Lai này đấy, ráng mà nuôi dạy cho kĩ!”.

Mới đó mà đã một năm rồi, con Lai lớn nhanh trông thấy. Càng lớn cu cậu càng đẹp mã. Ở xóm em chỉ một mình cậu mới có bộ áo khoác khác đời, lằn vằn những sọc trắng, nâu, xám y như một con hổ quảng cáo trên màn hình nhỏ vậy. Cái đầu của nó trông như cái yên xe đạp của em với hai cái tai như hai lá mận úp về phía trước. Đôi mắt thì trong xanh như màu da trời chứa đựng sự tinh khôn và nhạy cảm của một giống chó béc giê mà các chú công an thường nuôi dạy. Cái mũi của chú màu nâu đen, có hai cái lỗ nho nhỏ bằng ngón tay út của em, nó đánh hơi cực giỏi.

Tối đến, Lai thường nằm ngủ ở bậc thềm ngoài hiên để canh chừng kẻ trộm. Không biết trong suốt cả một đêm dài đằng đẵng như thế nó có ngủ được chút nào không. Bất kì một tiếng động nhỏ nào chú cũng đều phát hiện được cả. Có một lần, tên trộm định lẻn vào bưng đi một chậu kiểng quý ở trước sân nhà. Chú từ bậc cửa phóng ra, sủa lên mấy tiếng. Thấy động tên trộm vội lùi dần ra cửa. Lai biết là kẻ gian, liền gừ lên một tiếng rồi xông thẳng vào tên trộm, xé gọn một miếng quần cảnh cáo làm cho kẻ gian một phen khiếp đảm.

Lai khôn ngoan và lanh lợi nên cả nhà em ai cũng quý nó. Mỗi lần có gì ngon, nhất là mấy cục xương hầm, em đều dành cho Lai. Lai mừng lắm, vẫy đuôi cảm ơn rối rít.

Tham khảo thêm một số đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt khác:

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ bên dưới để tải về 2 bộ đề thi môn tiếng việt lớp 4 học kì 2 năm 2021 phần 1, file word, pdf hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
4.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status