Logo

Chính phủ điện tử là gì? Vai trò và mục tiêu của chính phủ điện tử hiện nay

Bạn đang không biết chính phủ điện tử là gì? Khung kiến trúc chính phủ điện tử là gì để tìm hiểu và tham khảo? Theo dõi ngay bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi. Đảm bảo giúp bạn hiểu chi tiết từ A-Z khái niệm, vai trò và mục tiêu của chính phủ điện tử. Xem ngay!
5.0
2 lượt đánh giá

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ chính phủ điện tử là gì trong giai đoạn hiện nay cùng với đó các thông tin quan trọng khác. Mời bạn theo dõi!

Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử (Electronic government – e-gov) hiện nay còn được hiểu theo nhiều nghĩa, điều đó phụ thuộc vào mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý công, khả năng ưu tiên về chính sách, và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của từng chính phủ cụ thể. Theo nghĩa rộng thì e-gov là việc sử dụng Internet (online-trực tuyến) trong các hoạt động tương tác giữa chính phủ với các bộ phận khác nhau trong xã hội hoặc chỉ đơn giản là nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên hành chính thuộc bộ máy công. Theo nghĩa cụ thể hơn thì “Chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin, mà đặc biệt là Internet, như là một công cụ để hỗ trợ nhằm đạt đến một chính phủ hoạt động hiệu quả nhất”.

Sự ra đời của chính phủ điện tử là một cuộc cách mạng trong tiến trình phát triển hành chính công. Chính phủ điện tử sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất và cung ứng dịch vụ công nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Chính phủ điện tử cũng đặt ra những thách thức lớn hơn bao giờ hết, đặc biệt là sự biến đổi không ngừng với tốc độ nhanh về công nghệ khiến các dự án công nghệ trong khu vực công luôn đứng trước nguy cơ lạc hậu.

Nhìn chung, các khái niệm về chính phủ điện tử đều coi đó là việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thông tin vào điều hành của chính phủ và tương tác của chính phủ đối với các thành tố khác trong xã hội như công dân, doanh nghiệp… nhằm phân phối dịch vụ trực tiếp tới khách hàng không giới hạn thời gian. Có thể rút ra một số đặc điểm chung về chính phủ điện tử như sau: Chính phủ điện tử là chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để tự động hóa và triển khai các thủ tục hành chính. Chính phủ điện tử cho phép công dân có thể truy cập các thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử như internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác… Chính phủ điện tử là chính phủ làm việc với người dân 24/24 giờ, 7 ngày mỗi tuần, 365 ngày mỗi năm và người dân có thể thụ hưởng các dịch vụ công dù họ ở bất cứ đâu.

Chức năng chính phủ điện tử là gì?

Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể hiểu một cách đơn giản: Chính phủ điện tử (CPĐT) là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước. Nói cách ngắn gọn, CPĐT là chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông.

Tham gia CPĐT gồm 3 chủ thể: người dân, Chính phủ và doanh nghiệp. Các mối quan hệ tương tác giữa 3 chủ thể gồm:

  • G2C: Quan hệ Chính phủ với người dân.
  • G2B: Quan hệ Chính phủ với doanh nghiệp.
  • G2G: Quan hệ các cơ quan Chính phủ với nhau.

Mục tiêu cơ bản của CPĐT là cải tiến quy trình công tác trong cơ quan Chính phủ thông qua nền hành chính điện tử, cải thiện quan hệ với người dân thông qua công dân điện tử và tiến tới xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng CNTT.

Việc phát triển Chính phủ điện tử trải qua một số giai đoạn khác nhau. Tùy theo từng giai đoạn (thực hiện và duy trì) thì tính phức tạp lại tăng thêm, nhưng giá trị mang lại cho người dân và doanh nghiệp cũng tăng lên (trong đó có phần tăng cho Chính phủ qua việc có thể có thêm nguồn gián thu hay trực thu).

Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triển Chính phủ điện tử.

- Thông tin: trong giai đoạn đầu, CPĐT có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin của Chính phủ, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với G2G, các cơ quan Chính phủ cũng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như internet hoặc mạng nội bộ.

- Tương tác: trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa Chính phủ và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể trao đổi trực tiếp qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian.

Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông thường, những động tác này chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính. Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của Chính phủ sử dụng mạng LAN, intranet và thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu. Rõ ràng giai đoạn này chỉ có thể thực hiện được khi đã thực hiện cải cách hành chính (với cơ chế một cửa điện tử, cơ chế một cửa liên thông điện tử) theo tinh thần Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Giao dịch: với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng theo. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính.

Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp.

Về khía cạnh doanh nghiệp, Chính phủ điện tử bắt đầu với các ứng dụng mua bán trực tuyến. Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ (G2G) phải được thiết kế lại để cung cấp dịch vụ được tốt. Chính phủ cần những luật và quy chế mới để cho phép thực hiện các giao dịch không sử dụng tài liệu bằng giấy.

Chuyển hóa: giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được.

Không nhất thiết mọi bước phát triển và dịch vụ đều phải nằm cùng một giai đoạn. Quả thực, điều quan trọng là phải biết lọc ra một số dịch vụ cần đưa sang giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đưa ra những mô hình về vai trò và động cơ để tiến lên làm tiếp.

Về vấn đề trọng tâm của G2C và G2B, với G2C nên đặt trọng tâm vào các giai đoạn ban đầu là 1 và 2. Tuy nhiên, với G2B thì nên tập trung nỗ lực đạt được giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đích cuối cùng là giai đoạn 4 (nhưng đây là mục tiêu dài hạn từ 10 đến 15 năm).

Tham khảo thêm:

Các mục tiêu của Chính phủ điện tử

Mục tiêu chung là tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân chúng, tăng cường sự công khai minh bạch (transparency), giảm chi tiêu chính phủ. Mục tiêu cụ thể là:

– Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử …)

– Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi

– Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của chính phủ một cách tích cực.

– Giảm được chi phí cho bộ máy chính phủ

– Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch

Chính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh dạo mới, phương thức mới, cung cấp dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước.

Do vậy mà trong thời gian qua, các nước đều cố gắng đầu tư xây dựng CPĐT. Xây dựng CPĐT ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, nó là một phần quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia.

Khung kiến trúc chính phủ điện tử là gì?

Kiến trúc chính phủ điện tử là gì? Theo đó, khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam là tài liệu hướng dẫn về phương pháp xây dựng Kiến trúc CPĐT cấp bộ đối với các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

► Tải Khung kiến trúc chính phủ điện tử bản đầy đủ file pdf tại đường link cuối bài viết.

Tham khảo thêm:

Ưu điểm và nhược điểm của chính phủ điện tử

– Ưu điểm:

Những ưu điểm chính ​​của chính phủ điện tử bao gồm tăng tính hiệu quả, cải thiện dịch vụ, tăng  khả năng tiếp cận dịch vụ công và tính minh bạch, trách nhiệm cao hơn:

  • Tăng độ minh bạch của chính phủ vì người dân sẽ được thông báo về những hoạt động mà chính phủ đang thực hiện cũng như những chính sách mà họ đề ra.
  • Cải thiện được hiệu quả so với hệ thống hành chính làm việc trên bàn giấy, giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời rút gọn khoảng cách giao tiếp giữa chính phủ và doanh nghiệp
  • Giảm được phần chi phí dành cho việc phục vụ các hoạt động của công chức và mua sắm công.
  • Cho phép người dân có thể truy cập và thu thập thông tin liên quan đến bất kỳ bộ phận nào của chính phủ và người dân có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định của chính phủ.

– Nhược điểm:

  • Thời gian: để xây dựng được chính phủ điện tử cần đồng bộ hóađược các bộ phận hành chính với nhiều thủ tục khác nhau, nhiều hoạt động khác nhau. Điều này dẫn tới việc sẽ mất một thời gian dài để có thể hoàn thành,
  • Bảo mật: Việc lưu trữ dữ liệu cá nhân của công dân có thể bị xem là kiểm soát quyền riêng tư hoặc lạm dụng cho những mục đích khác. Còn có nguy cơ việc dữ liệu bị mất cắp, hoặc bị rò rỉ thông tin hoặc bị bán, sử dụng cho các mục đích thương mại.
  • Chi phí: Tốn nhiều chi phí để có thể hoàn thành được chính phủ điện tử. Và còn có các chi phí tiếp tục phát sinh như chi phí dùng để bảo trì, nâng cấp trang web. Đồng thời cũng phải trả một khoản phí lớn để bảo vệ được quyền riêng tư, tránh bị hack dữ liệu.
  • Chế độ chính trị  tùy vào các chế độ chính trị khác nhau mà sẽ có nhiều vấn đề phát sinh liên quan, ví dụ với các nước theo chế độ xem trọng quyền tự do và riêng tư của người dân thì việc nắm giữ thông tin cá nhân của người dân sẽ bị nhiều sự phản đối.
  • Với những nước còn nghèo, chưa phổ cập internet toàn dân thì sẽ có những bộ phận người dân không thể tiếp cận được chính phủ điện tử, họ là những người có thể bị cập nhật thông tin chậm trễ, chính phủ không tiếp cận được nhóm đối tượng này thông qua chính phủ điện tử.

Các giai đoạn phát triển của chính phủ điện tử Việt Nam​​​​​​​

Năm 2019, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN và đứng thứ 88 trong 193 quốc gia trên thế giới.

Thời gian gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều sự cải thiện về trình độ phát triển của chính phủ điện tử.

Theo nguồn thông tin từ Liên Hợp quốc, chính phủ điện tử ở các nước sẽ trải qua 5 giai đoạn của sự phát triển. Hiện tại, việc xây dựng chính phủ điện tử Việt Nam đã trải qua được 4 giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn đầu tiên là sự hiện diện: Xây dựng hạ tầng thông tin đơn giản: cung cấp những các thức truy cập và tìm kiếm thông tin đơn giản cho người sử dụn. Đồng thời, tạo cơ sở dữ liệu nền tảng với mục đích thuần túy là chỉ cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, người dùng không có giao diện và chức năng để trao đổi thông tin với chính phủ và mọi ngưởi.

- Giai đoạn 2 là tương tác: Dần hoàn thiện quá trình đồng bộ của việc chuyển đổi dữ liệu. Đồng thời tích hợp các công cụ tương tác nghĩa là website cho phép mọi người có thể tương tác với nhau để rút ngắn khoảng cách giữa chính phủ và người dân, giữa công dân và công dân. Tuy nhiên, ở giai đoạn này thông tin và các chức năng trên website còn nhiều hạn chế: cho phép tải mẫu in ấn và gửi trả lại một cơ quan, tạo email liên lạc,...

- Giai đoạn 3 là giao dịch: Đa dạng hóa các tính năng: bổ sung thêm tính năng để công dân thực hiện hoàn toàn các giao dịch điện tử 24 giờ trong ngày, và ở bất kì đâu. Đồng thời, tăng mức độ tương tác trong các giao dịch do với giai đoạn trước đó tuy nhiên các hoạt động này vẫn đang diễn ra một chiều là chủ yếu.

- Giai đoạn 4 là sự chuyển đổi: Ở giai đoạn này, sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức và thực hiện những sự thay đổi trong chức năng của chính vụ. Đồng thời, các tính năng trong dịch vụ của chính phủ có thêm sự quản lý mối quan hệ khách hàng để có thể đáp ứng được các nhu cầu đặt ra và xử lý các câu hỏi, các vấn đề quen thuộc.

​​​​​​​

Hy vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp trên đã giúp ích cho bạn tìm hiểu rõ về chính phủ điện tử là gì cũng như vai trò và mục tiêu của chính phủ điện tử hiện nay. Trân trọng.

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Chính phủ điện tử là gì? Chức năng chính phủ điện tử là gì? file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com