Logo

Chuyển đổi số là gì? Các cấp độ của chuyển đổi số chuẩn nhất hiện nay

Bạn đang không biết chuyển đổi số nghĩa là gì cùng các thông tin liên quan đến chuyển đổi số như các cấp độ chuyển đổi, thách thức của chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay? Tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi. Đảm bảo giúp bạn nắm rõ định nghĩa chuyển đổi số là gì trong tất cả các lĩnh vực. Xem ngay!
5.0
3 lượt đánh giá

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ khái niệm chuyển đổi số là gì cũng như chương trình chuyển đổi số của Việt Nam đến năm 2025 để kịp thời theo dõi. Mời bạn đón đọc bài viết.

Chuyển đổi số là gì?

Theo Microsoft, chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.

Chuyển đổi số được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu.

Chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp,...) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,...

Chuyển đổi số tiếng Anh là gì? Chuyển đổi số trong tiếng Anh là Digital Transformation.

Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?

Câu hỏi chuyển đổi số trong giáo dục có nghĩa là gì? Theo đó, chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, dựa vào mục đích, cơ cấu của doanh nghiệp giáo dục. Hiện tại, được ứng dụng dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: Lớp học thông minh, lập trình…vào việc giảng dạy.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?

Cuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Câu trả lời cho vấn đề này đó là: Chuyển đổi số của doanh nghiệp là việc tích hợp công nghệ số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Mô hình doanh nghiệp số là việc doanh nghiệp ứng dụng Khoa học, công nghê, Kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, lợi thế cạnh tranh và tối ưu lợi ích cho khách hàng. KHCN Kỹ thuật số được ứng dụng trong các lĩnh vực như Quản trị, tạo ra sản phẩm dịch vụ, cung ứng, chăm sóc khách hàng

Tham khảo thêm:

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?

Là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tích hợp sản xuất nông nghiệp từ vùng canh tác, nuôi trồng đến người tiêu dùng. Những công nghệ này có thể cung cấp cho ngành nông nghiệp các công cụ và thông tin để đưa ra quyết định sáng suốt hơn, cải thiện năng suất và hỗ trợ quản lý hiệu quả.

Chuyển đổi số quốc gia là gì?

Chuyển đổi số quốc gia bao gồm 3 cấu phần chính, lần lượt là chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm phát triển chính phủ số, chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số, chuyển đổi số trong hoạt động của người dân nhằm phát triển xã hội số.

Công nghệ chuyển đổi số là gì?

Công nghệ chuyển đổi số là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý nhằm mục đích số hóa và thay đổi cách thức hoạt động, quản lý để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tổ chức.

Trọng tâm của chuyển đổi kỹ thuật số là mang lại giá trị đặc biệt cho người sử dụng chứ không chỉ đơn thuần là sử dụng các công nghệ tiên tiến.

Chuyển đổi số đã định nghĩa lại cách thức hoạt động của nhiều cá nhân, tổ chức, cụ thể là sự thay đổi về mô hình quản lý từ truyền thống bằng giấy tờ lên hệ thống phần mềm tập trung trực tuyến, từ quy trình miệng thành quy trình tự động hóa, với hệ thống dữ liệu rời rạc thì chuyển đổi số giúp hệ thống dữ liệu có thể liên kết với nhau và quản lý tập trung trên một hệ thống trực tuyến.

Tham khảo thêm:

Các cấp độ của chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài và phức tạp, và thường được nhìn theo ba cấp độ: 

(1) Số hoá; Số hóa (digitization) là việc biến đổi các thực thể (đối tượng, vạn vật) từ dạng vật lý (analog) sang dạng số, tức tạo ra phiên bản số của các thực thể.

(2) Xác định mô hình hoạt động;

(3) Chuyển đổi.

Các cấp độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp:

- Chuyển đổi số trải nghiệm khách hàng

Lấy chuyển đổi trải nghiệm khách hàng là mục đích khi ứng dụng chuyển đổi số là không mới mẻ tại các doanh nghiệp hiện nay. Điều tạo ra lợi thế cạnh tranh trong trường hợp này là sự tích hợp công nghệ, quá trình thu thập thông tin khách hàng và từ đó thay đổi trải nghiệm của họ.

Bước 1: Trong quá trình này bắt nguồn từ việc bạn sử dụng blog; mạng xã hội; ứng dụng trên thiết bị điện tử; thu thập dữ liệu thông qua POS (Point of sale – phần mềm quản lý bán hàng thông minh có tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc theo dõi và quản lý); trao đổi trực tuyến và vị trí địa lý của khách hàng.

Bước 2: Khi bạn sử dụng tất cả thông tin đã thu thập được từ các công cụ trên và sử dụng tích hợp nó cho chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng thông tin đã thu thập là chưa đủ. Doanh nghiệp vẫn cần những công nghệ chuyển đổi số khác để có thêm thông tin. Những phần mềm khá hữu ích khác có thể kể đến như những phần mềm được cung cấp bởi google (Semrush; Moz,…); bản đồ nhiệt (Hotjar; Cliktale; Crazy egg,…).

Bước 3: Sau khi đã hoàn thiện bước thứ hai, doanh nghiệp có thể nghĩ đến những công nghệ hiện đại hơn. Chẳng hạn như bigdata; thiết bị mang theo để thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn nữa. Tìm cách biến trải nghiệm khách hàng thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

- Chuyển đổi số trải nghiệm nhân viên

Như đã đề cập trên đây, nếu hệ thống quản lý của doanh nghiệp hiện vẫn thiếu những công nghệ số cơ bản. Hãy xử lý vấn đề này trước khi bắt đầu thực hiện các công nghệ chuyển đổi số sâu hơn: Các công cụ giao tiếp nội bộ như Slack và HipChat; các công cụ quản lý nhóm, dự án như Trello; Jira; Basecamp; hệ thống CRM và ERP,…

Bởi lẽ, khi mà đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn trong việc tổ chức bộ máy làm việc có quy trình, thống nhất từ cấp quản lý đến cấp nhân viên thì việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số là điều không thể. Và khi ứng dụng các hoạt động phức tạp hơn như AI;… sẽ khó giữ được lợi thế cạnh tranh bền vững.

- Chuyển đổi số quy trình hoạt động

Một doanh nghiệp chưa ứng dụng mô hình hóa, tự động hóa và cải tiến tính liên tục trong quy trình hoạt động của mình thì không nên bắt đầu những công nghệ chuyển đổi số khác.

Với dữ liệu thu thập được từ công nghệ chuyển đổi trải nghiệm khách hàng. Song hành cùng văn hóa làm việc tại doanh nghiệp gắn liền với kỹ thuật số. Đã đến lúc sử dụng phần mềm BPM (Business Process Management – Phần mềm quản lý quy trình) để nâng cao hiệu quả cho quy trình hoạt động tại doanh nghiệp.

Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là gì?

Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là gì? Theo đó, khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng.

Chúng ta đã quen với môi trường thực nhiều thế kỷ. Chuyển lên môi trường số là thay đổi thói quen. Thay đổi thói quen là việc khó. Thay đổi thói quen là việc lâu dài. Thay đổi thói quen ở một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm của người đứng đầu.

Chuyển đổi số là chuyện chưa có tiền lệ, vì vậy, nhận thức đúng là việc khó. Nhận thức đúng về chuyển đổi số còn phải đặt trong bối cảnh cụ thể của một tổ chức. Chuyển đổi số là vấn đề nhận thức chứ không phải là vấn đề công nghệ, là chuyện dám làm hay không dám làm của người lãnh đạo.

Chương trình chuyển đổi số của Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2030

- Mục tiêu

Tại Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nước ta đặt ra mục tiêu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Đồng thời, đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể như sau.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

- Phát triển Chính phủ số:

  • Cung cấp 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

  • Xử lý trên môi trường mạng 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã;

  • 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

  • 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Tài chính, Đăng ký doanh nghiệp, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc...

  • Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

- Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

  • Kinh tế số chiếm 20% GDP;

  • Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

  • Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;

  • Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI); 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI); 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

​- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; trên 50% tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử; Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

- Phát triển Chính phủ số:

  • Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

  • Xử lý trên môi trường mạng 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã...

  • Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số chiếm 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), về chỉ số cạnh tranh (GCI), về đổi mới sáng tạo (GII).

- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; Trên 80% dân số có tài khoản thanh toán điện tử; Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

- Nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số

Theo Chương trình chuyển đổi số của Chính phủ, một số ngành, lĩnh vực sẽ được ưu tiên chuyển đổi số như sau

Lĩnh vực y tế

Phát triển nền tảng hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.

Xây dựng và hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện góp phần cải cách hành chính...

Tạo hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử, nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.

Lĩnh vực giáo dục

Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến...

100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, kho bạc, hải quan, chứng khoán.

Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (fintech) và trung gian thanh toán...

Hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.

Lĩnh vực nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Thúc đẩy cung cấp thông tin về thời tiết, môi trường, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ qua các nền tảng số.

Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm minh bạch, an toàn, vệ sinh thực phẩm...

Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

Lĩnh vực giao thông vận tải và logistics

Phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics như cảng biển, hàng không, đường sắt, kho vận ...

Phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa để cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu để vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan.

Chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép người điều khiển phương tiện số.

Lĩnh vực năng lượng

Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.

Kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.

Lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cụ thể như: Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; các cơ sở dữ liệu về lĩnh vực quan trắc tài nguyên và môi trường; đa dạng sinh học; nguồn thải; biển và hải đảo; biến đổi khí hậu; khí tượng - thủy văn; địa chất - khoáng sản...

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Định hướng chú trọng phát triển các trụ cột: Xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.

Hy vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp trên đã giúp ích cho bạn tìm hiểu rõ về chuyển đổi số là gì cũng như các cấp độ của chuyển đổi số hiện nay. Trân trọng.

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Chuyển đổi số là gì? Các cấp độ của chuyển đổi số chuẩn nhất hiện nay file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
3 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com