Một trong những nội dung kiến thức Đại 11 là nỗi ám ảnh của các em học sinh, chắc không thể không kể đến phần xác suất thống kê, đặc biệt là các dạng bài tập toán khó nhằn và phức tạp của nó. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các em phương pháp giải ngắn gọn, dễ dàng ứng dụng với các bài toán tương tự thông qua hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 74 SGK Toán Đại 11.
Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần.
a.Hãy mô tả không gian mẫu.
b.Xác định các biến cố sau.
A: "Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10"
B: "Mặt 5 chấm xuất hiện ít nhất một lần".
c.Tính P(A), P(B).
Lời giải:
a. Không gian mẫu gồm 36 kết quả đồng khả năng xuất hiện, được mô tả như sau:
Ta có: Ω = {(i, j) | 1 ≤ i , j ≤ 6}, trong đó i, j lần lượt là số chấm xuất hiện trong lần gieo thứ nhất và thứ hai, n(Ω) = 36.
b. A = {(4, 6), (5, 5), (5, 6), (6, 4), (6, 5), (6, 6)} ⇒ n(A) = 6
B = {(1, 5), (2, 5), (3, 5), (4, 5), (5, 1), (5, 2), (5, 3), (5, 4), (5, 5), (5, 6), (6, 5)}
Kiến thức áp dụng:
+ Không gian mẫu là tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử, kí hiệu là Ω.
+ Xác suất của biến cố A:
trong đó n(A) là số phần tử của A, n(Ω) là số phần tử của không gian mẫu.
Có 4 tấm bìa được đánh số từ 1 đến 4. Rút ngẫu nhiên 3 tấm.
a. Hãy mô tả không gian mẫu.
b. Xác định các biến cố sau:
A: "Tổng các số trên 3 tấm bìa bằng 8"
B: "Các số trên 3 tấm bìa là ba số tự nhiên liên tiếp"
c.Tính P(A), P(B).
Lời giải:
a.Không gian mẫu gồm 4 phần tử:
Ω = {(1, 2, 3);(1,2,4);(2,3,4);(1,3,4)} ⇒ n(Ω)=4
b.Các biến cố:
+ A = {1, 3, 4} ⇒ n(A) = 1
+ B = {(1, 2, 3), (2, 3, 4)} ⇒ n(B) = 2
Kiến thức áp dụng:
+ Không gian mẫu là tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử, kí hiệu là Ω.
+ Xác suất của biến cố A:
trong đó n(A) là số phần tử của A, n(Ω) là số phần tử của không gian mẫu.
Một người chọn ngẫu nhiên hai chiếc giày từ bốn đôi giày cỡ khác nhau. Tính xác suất để hai chiếc chọn được tạo thành một đôi.
Lời giải:
Không gian mẫu là kết quả của việc chọn ngẫu nhiên 2 chiếc giày trong số 8 chiếc giày.
A: “ Chọn được 2 chiếc tạo thành một đôi”
⇒ n(A) = 4 (Vì có 4 đôi).
Kiến thức áp dụng:
+ Không gian mẫu là tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử, kí hiệu là Ω.
+ Xác suất của biến cố A:
trong đó n(A) là số phần tử của A, n(Ω) là số phần tử của không gian mẫu.
→Còn tiếp:.........................
Tải bản đầy đủ hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 74 SGK Toán Đại 11 dưới đây.
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án.
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.