Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài toán, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu sách giáo khoa Toán 6 trang 75 đầy đủ nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Tính và nhận xét kết quả của: (-4) + (-5) và |-4| + |-5|
Hướng dẫn giải chi tiết:
(-4) + (-5) = - 9
|-4| + |-5| = 4 + 5 = 9
Hai kết quả trên là hai số đối nhau.
Thực hiện các phép tính:
a) (+37) + (+81);
b) (-23) + (-17).
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) (+37) + (+81) = +118
b) (-23) + (-17) = - ( 23 + 17 ) = - 40
Tính:
a) 2763 + 152;
b) (–7) + (–14)
c) (–35) + (–9).
Phương pháp giải:
+ Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
+ Cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “–“ trước kết quả
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) 2763 + 152 = 2915
b) Ta có : |–7| = 7; |–14| = 14.
Do đó: (–7) + (–14) = – ( |–7| + |–14| ) = – (7 + 14) = –21.
c) (–35) + (–9) = – (|–35| + |–9|) = – (35 + 9) = –44.
Tính:
a) (-5) + (-248)
b) 17 + |-33|
c) |-37| + |+15|
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) (–5) + (–248) = – (5 + 248) = –253;
b) |–33| = 33.
Do đó: 17 + |–33| = 17 + 33 = 50
c) |–37| = 37; |15| = 15.
Do đó : |–37| + |15| = 37 + 15 = 52.
Điền dấu ">", "<" thích hợp vào ô vuông:
a) (-2)+(-5) ☐ (-5)
b) (-10) ☐ (-3)+(-8)
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) (–2) + (–5) = – (2 + 5) = –7.
So sánh –7 và –5 có: Vì |–7| = 7; |–5| = 5
mà 7 > 5 nên (–7) < (–5).
Vậy (–2) + (–5) < (–5).
b) (–3) + (–8) = – (3 + 8) = –11.
So sánh –10 và –11: Vì |–10| = 10; |–11| = 11
mà 10 < 11 nên (–10) > (–11).
Vậy (–10) > (–3) + (–8) .
Nhiệt độ hiện tại của phòng ướp lạnh là -5oC. Nhiệt độ tại đó sẽ là bao nhiêu độ C nếu nhiệt độ giảm 7oC.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Nhiệt độ giảm 7ºC tức là nhiệt độ tăng thêm –7ºC.
Vậy nếu giảm đi 7º C thì nhiệt độ phòng ướp lạnh là:
(–5) + (–7) = –(5 +7) = –12ºC.
1. Cộng hai số nguyên dương
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không.
Ví dụ:
(+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
(+4) + (+6) = 4 + 6 = 10
2. Cộng hai số nguyên âm
Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả.
Ví dụ:
(-17) + (-54) = -(17 + 54) = -71
(-13) + (-27) = -(13 + 27) = -40
Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu:
Ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung trước kết quả.
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.