Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (hoặc lễ Hiện xuống, lễ Giáng xuống, lễ Hạ trần) là một ngày lễ quan trọng của Kito giáo, ngày lễ này còn được gọi là ngày Hội mùa, vì ngày này đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới. Tại nhà thờ, ngày lễ này họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì từ những hạt lúa mì đầu tiên.
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (hoặc lễ Hiện xuống, lễ Giáng xuống, lễ Hạ trần) là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu từ ngày lễ Phục sinh. Tên gọi ngày lễ này trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi cho nên đây cũng được gọi là Lễ Ngũ Tuần (tuần ở đây được hiểu là khoảng thời gian mười ngày).
Ngày thứ 40 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh có ngày lễ Chúa Giêsu lên trời (tức Lễ Thăng Thiên, rơi vào ngày Thứ năm) nhưng thường được dời vào ngày Chúa nhật kế tiếp. Ngày thứ 50 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ theo Tân Ước, ngày này cũng được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội.
Ngày lễ này còn được gọi là ngày Hội mùa, vì ngày này đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới. Tại nhà thờ, ngày lễ này họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì từ những hạt lúa mì đầu tiên.
Lễ Hiện Xuống là dịp các Kitô hữu mừng kính sự kiện lịch sử Thiên Chúa trao ban, sai phái và tuôn đổ Chúa Thánh Thần xuống cho các tông đồ như lời Chúa đã hứa, biến đổi các ngài thành những người hiểu biết và phân phát mầu nhiệm Thiên Chúa. Sách Tông Đồ Công Vụ, chương 2 đã thuật lại rằng, biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống xảy ra trong ngày Đại Lễ Shavuot (tức Đại Lễ Ngũ Tuần) của người Do Thái. Đây là một trong những ngày lễ lớn của Do Thái giáo, mừng kính việc công bố Kinh Tora (Ngũ Thư) cho dân Israel.
Khi nhiều người quy tụ tại Giêrusalem mừng ngày lễ thì Chúa Thánh thần đã dùng hình lưỡi lửa để đậu xuống trên đầu các môn đệ của Chúa Giêsu phân phát mầu nhiệm. Truyền thống Kitô giáo coi biến cố trên chính là ngày khai sinh ra Giáo hội, vì vậy nên các Kitô hữu tiên khởi đã mừng kính sự kiện này từ rất sớm. Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trong lịch Phụng Vụ của Giáo hội được nhắc tới lần đầu tiên trong một văn bản xuất hiện năm 130.
Người Công giáo kỷ niệm ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với ý nghĩa rằng: Đây là dịp Chúa Thánh Linh hạ trần, mang đến niềm tin vào sự sống và những tín hiệu tốt lành. Tại một số nước châu Âu, tên gọi ngày Lễ Hiện Xuống này còn có nghĩa là phép thần trị bệnh nên vào dịp này người ta mong ước, cầu chúc cho nhau qua khỏi bệnh tật.
Đối với người Do Thái, Đại Lễ Ngũ Tuần hay Đại Lễ Shavuot cũng được coi là ngày Hội Mùa - Đại Lễ Tạ Ơn sau vụ mùa, vì đây là thời điểm kết thúc mùa thu hoạch lúa mì. Do vậy nên trong ngày lễ này, họ sẽ dâng lên bàn thờ Chúa tại nhà thờ các ổ bánh mì được làm từ những hạt lúa mì thu hoạch đầu tiên trong mùa vụ.
Theo luật thì người Công giáo không được làm việc nhận công, nhận lương vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Nếu nhận thì phải dùng số tiền này để đi lễ chứ không được dùng vào việc cá nhân mình. Tại một số quốc gia châu Âu như Đức, Áo, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Hungary, Đan Mạch và ở nhiều vùng của Thụy Sĩ, ngày này và thứ Hai kế tiếp được tính là ngày nghỉ lễ có hưởng lương.
Tên gọi ngày lễ này trong một số nước châu Âu còn có nghĩa là phép thần trị bệnh - vào dịp lễ người ta mong ước và chúc cho nhau mọi bệnh tật sẽ qua khỏi. Theo luật thì những người Công giáo không được làm việc ăn công, lương vào ngày này.
Muôn lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến trần gian. Từ trời cao tỏa xuống nguồn ánh sáng của Ngài. Lạy Cha kẻ cơ hàn Đấng ban tặng ân phúc và soi chiếu nhân tâm, cúi xin Ngài ngự đến. Đấng an ủi tuyệt vời thượng khách của tâm hồn. Ôi ngọt ngào êm dịu dòng suối mát tuôn tràn. Khi vất vả lao công Ngài là nơi an nghỉ. Gió mát đuổi cơn nồng tay hiền lau giọt lệ. Hỡi hào quang linh diệu, xin chiếu giãi ánh hồng vào tâm hồn tín hữu cho rực rỡ trinh trong. Không thần lực phù trợ kẻ phàm nhân cát bụi thật chẳng có điều chi mà không là tội lỗi. Hết những gì nhơ bẩn, xin tẩy rửa sạch trong tưới gội nơi khô khan chữa lành mọi vết thương. Cứng cỏi uốn cho mềm lạnh lùng xin sưởi ấm, những nẻo đường lầm sai sửa sang lại cho ngay. Những ai hằng tin tưởng trông cậy Chúa vững vàng, dám xin Ngài rộng lượng bảy ơn thánh tặng ban. Nguyện xin Chúa thưởng công những cuộc đời dày đức độ. Ban niềm vui muôn thuở sau giờ phút lâm chung.
Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống sẽ được cử hành theo nghi thức sau:
Dẫn vào Thánh Lễ:
Anh chị em thân mến! Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống kết thúc mùa Phục Sinh. Biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trong ngày Lễ Ngũ Tuần đã làm thay đổi con người các tông đồ. Chúa Thánh Thần ban cho các ông một sức sống mới từ Thiên Chúa. Kể từ giây phút đó, các ông đã đứng lên rao giảng về Đức Kitô Phục Sinh, Hội Thánh được khai sinh và bắt đầu đi đến tận cùng trái đất, một Hội Thánh luôn luôn có Chúa Thánh Thần hiện diện. Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, mỗi người Kitô hữu đều cảm nhận được sức sống mới đang họat động trong cuộc đời mình. Bằng sự sống của Chúa chúng ta làm cho người khác sống đúng với phẩm giá con người. Để được như vậy chính chúng ta cũng phải được biến đổi nhờ Bí tích Thánh Thể.
Ca nhập lễ:
Thánh Thần Chúa chan hoà khắp vũ trụ, Người nắm giữ mọi sự và thông biết mọi lời - Alleluia.
Hoặc đọc:
Tình yêu Thiên Chúa tràn đầy trên tâm hồn chúng ta, nhờ Thánh Thần Người ngự trong lòng chúng ta - Alleluia.
Lời nguyện nhập lễ:
Lạy Chúa, Chúa đã cử Thánh Thần đến thánh hoá Giáo Hội ngay từ buổi sơ khai, và sai đi rao giảng Tin Mừng cứu độ. Hôm nay khi mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng con nài xin Chúa tiếp tục công trình Chúa đã thực hiện và tuôn đổ ơn Chúa Thánh Thần cho mọi tín hữu trên khắp cùng thế giới. Chúng con cầu xin…
Bài Ðọc I: Cv 2, 1-11
Đáp ca Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Tv 103, 1ab và 24ac. 29bc-30. 31 và 34
Xướng: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Ngài quá ư vĩ đại! Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Ðịa cầu đầy rẫy loài thụ tạo của Ngài.
Xướng: Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chỗ tro bụi của mình. Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất.
Xướng: Nguyện vinh quang Chúa còn tới muôn đời, nguyện cho Chúa hân hoan vì công cuộc của Chúa. Ước chi tiếng nói của con làm cho Chúa được vui; phần con, con sẽ hân hoan trong Chúa.
Bài Ðọc II: 1 Cr 12, 3b-7. 12-13
Ca Tiếp Liên Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Tham khảo nội dung phía trên...
Alleluia
Alleluia, alleluia!
Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong lòng họ.
Alleluia.
Phúc Âm: Ga 20, 19-23
Lời nguyện tín hữu
Lời nguyện tiến lễ
Lạy Chúa, xin thực hiện lời hứa của Thánh Tử Giêsu Kitô, mà cử Thánh Thần đến giúp chúng con thấu hiểu mầu nhiệm hy lễ, và hướng dẫn chúng con tới chân lý vẹn toàn. Chúng con cầu xin…
Lời tiền tụng
Lạy Chúa là Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con. Ðể hoàn thành mầu nhiệm Vượt Qua, hôm nay Chúa rộng ban Chúa Thánh Thần cho những người đã được Chúa nhận làm nghĩa tử, nhờ kết hợp với Con Một Chúa. Chính trong ngày khai sinh Hội Thánh, Chúa Thánh Thần đã làm cho hết thảy chư dân nhận biết Thiên Chúa và liên kết mọi ngôn ngữ khác biệt lại, để họ tuyên xưng cùng một đức tin. Vì thế, toàn thể nhân loại trên khắp địa cầu, lòng tràn ngập niềm vui ngày Chúa sống lại, đều mừng rỡ hân hoan. Ðồng thời, cả triều thần thiên quốc hát bài ca chúc tụng Chúa vinh hiển và không ngừng tung hô rằng:
Thánh! Thánh! Thánh!…
Ca hiệp lễ
Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa - Alleluia.
Lời nguyện hiệp lễ
Lạy Chúa, Chúa đã rộng ban cho Giáo hội những hồng ân cao cả là Thần Khí và bánh bởi trời; xin bảo toàn ơn Chúa tặng ban, để Thần Khí Chúa luôn tác động mạnh mẽ trong đời sống chúng con, và bánh bởi trời ban sinh lực giúp cho người thế đạt tới ơn cứu độ muôn đời. Chúng con cầu xin…
Suy niệm
Kết thúc
Ðể giải tán dân chúng, Linh mục hoặc Phó tế nói: Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an. Alleluia. Alleluia.
Ðáp: Tạ ơn Chúa. Alleluia. Alleluia.
Tham khảo thêm:
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lịch sử ra đời cũng như ý nghĩa của ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, một trong những đại lễ quan trọng của Kito giáo. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!