Đối với các tín đồ Thiên Chúa Giáo, lễ Tro là một ngày vô cùng đặc biệt, nghi thức làm phép tro và xức tro để dịp những tín đồ suy nghĩ về bụi tro, thấy sự yếu hèn của mình và tính cách phụ thuộc vào sự ban ơn của Thiên Chúa. Vậy ngày lễ Tro là gì? Có gì đặc biệt trong ngày lễ này? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Hình ảnh lễ tro 2023
Trong tiếng Latin Thứ Tư lễ tro được gọi là Feria quarta cinerum, đây là ngày lễ có nguồn gốc từ thời Đức Giáo Hoàng Gre-go-ri-o.
Lễ tro hay còn được gọi với tên khác là Thứ Tư lễ tro đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Đạo Thiên Chúa.
Đây là ngày lễ đặc trưng với sự ban phước của tro tàn. Sau khi ban phép lành, tro sẽ được rắc lên đầu hoặc vẽ lên trán các tín đồ Thiên Chúa Giáo hình thánh giá. Lễ Tro được coi là ngày lễ khởi đầu mùa chay trong năm.
Tên gọi Thứ tư lễ Tro được bắt nguồn từ việc vẽ tro lên trán của những người tham gia thành các từ "hãy ăn năn và tin vào Tin mừng" hay câu "Hãy nhớ rằng bạn là cát bụi, và bạn sẽ trở về với cát bụi".
Thứ Tư Lễ Tro là một trong những ngày lễ có đông người nhất trong năm, nhưng đây không phải là lễ buộc chính thức.
Lễ Tro năm 2023 rơi vào Thứ Tư 22/02/2023
Việc sử dụng tro để phủ lên người đã xuất hiện từ thời Cựu Ước. Trong sách Giô-na ghi chép: "Ông Giôna bắt đầu vào thành, đi một ngày đường và công bố còn bốn mươi ngày nữa NiNive sẽ bị phá đổ. Dân Ninive tin vào Thiên chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Tin báo đến cho vua Ninive, vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô và ngồi trên tro".
Trong những thế kỉ đầu của Kito giáo, mùa chay đã được thực hiện. Từ buổi đầu sơ khai, tro được dùng với các ý nghĩa biểu tượng của nó như rắc lên đầu những người bị buộc tội và sám hối công khai, họ phải "sống u buồn sầu thảm trong sự thô ráp của áo vải nhặm và tro bụi dơ dáy".
Trong lịch sử của Giáo Hội tro được dùng để bỏ trên đầu hay trên cơ thể người phạm tội nặng công khai ví dụ: chối bỏ đức tin, giết người...Để được nhận lại, định chế Giáo hội qui định ngoài việc thống hối công khai, mặc áo vải nhặm, vào ngày thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay hối nhân phải nhận tro.
Khoảng thế kỉ thứu VIII, tro được các đan sĩ và tu viện dùng để ám chỉ mối liên hệ giữa cái chết và sự khiêm nhường trước mặt Chúa. Thánh Martino nói: "không gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là việc nằm chết trên đống tro bụi". Các vị lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư lễ Tro và vẽ hình thánh giá trên đấy, trên đó có trải thêm áo nhặm và hấp hối tới khi chết.
Thế kỉ X, làm phép tro phải có một lời nguyện kèm theo. Tới thế kì thứ XI, Đức Giáo Hoàng làm phéo tro, tất cả cộng đoàn đều mặc áo nhặm, đi chân không để bày tỏ lòng ăn năn. Khi tới nhà thờ, tất cả cùng hát bài "Chúng ta hãy thay đổi đời sống, xức tro và ăn chay hãm mình, khóc than vì lỗi lầm đã phạm. Hãy cầu khẩn Thiên Chúa chúng ta vì Người rất từ bi nhân hậu sẵn sàng tha thứ mọi tội khiên".
Năm 1091 cộng đồng ở Nam Italia đã cử hành nghi lễ bỏ tro cho tất cả các nơi trong giáo hội. Tro này lấy từ chính những cành lá đã được làm phép trong ngày Chúa nhật Lễ lá năm trước. Tới năm 1970 khi sách lễ Rôma được tu chính, nghi thức này được tiến hành sau phụng vụ lời Chúa.
Khi tham dự lễ tro, các tín đồ sẽ được rắc tro trên đầu với quan niệm "con người xuất thân từ tro bụi và cũng sẽ trở về từ tro bụi". Quan niệm này dựa trên Kinh thánh "Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất".
Lễ Tro là dip nói lên tinh thần xám hối và sự khiêm nhường, là dịp để các tín đồ nhìn nhận lại thân phận cát bụi của mình.
Trong truyền thống các đan sĩ và tu viện, tro mang ý nghĩa mối liên hệ với sự chết và sự khiêm tốn thống hối trước mặt Chúa. Vì vậy các tu sĩ, đan sĩ có tục lệ muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhặm đến chết. Các vị này lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro sau đó vẽ hình thánh giá trên đất, các tu sĩ cũng có thói quen trộn tro vào bánh.
Giáo hội đã đặt nền tảng cho việc thống hối, đó là việc nhìn nhận lại thực trạng nguyên tuyền của thánh đã bị mất do hậu quả con người xa Thiên Chúa, trốn tránh Thiên Chúa. Đồng thời cho thấy sự yếu hèn của mình và tính cách tuỳ thuộc vào Thiên Chúa vì con người được Ngài tạo dựng.
Bên cạnh đó một số biểu hiện dùng trong Mùa Chay như màu lễ áo tím, không đọc Kinh Vinh Danh, không trưng bông hoa trên bàn thờ, không dùng đàn trong thánh lễ, bụi tro được dùng cho thấy tính thống hối của Mùa Chay và thân phận của con người.
Thứ tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh cũng là những ngày kiêng thịt (động vật có vú và gà), cũng như tất cả các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay. Một số người Công giáo La mã tiếp tục ăn chay trong suốt Mùa Chay, cũng như yêu cầu truyền thống của Giáo hội, chỉ kết thúc sau khi cử hành Canh thức Phục sinh.
Theo quy định, ở ngày ăn chay nếu bữa trưa là chính thì sẽ được phép ăn no. Tuy nhiên bữa sáng và bữa chiều phải ăn ít hơn bữa trưa. Có nghĩa là bữa chính sẽ là bữa được ăn nhiều nhất và 2 bữa còn lại chỉ được ăn một chút. Lượng thức ăn sẽ do địa phương quy định.
Trong ngày, những tín đồ theo đạo cũng không được ăn vặt như bánh, kẹo…Cần chú ý để giữ tinh thần hy sinh, kiềm chế bản thân, khắc khổ.
Như bạn đã biết, cà phê nguyên chất sẽ có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật. Vì thế nếu bạn uống cà phê nguyên chất thì sẽ không phải lo lắng về việc bị phạm giới. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại cà phê được cho thêm phụ gia như nước mắm, bơ động vật, mỡ động vật… để tạo hương vị đặc trưng, vị mặn, vị béo, thơm ngon. Chính những phụ gia này đã làm mất đi tính “thuần chay” của cà phê.
Như vậy, người ăn chay có uống được cà phê hay không còn tùy thuộc vào loại cà phê bạn lựa chọn. Nếu thức uống này được làm từ hạt cà phê nguyên chất thì người ăn chay hoàn toàn có thể dùng được. Ngược lại, người ăn chay không nên uống những loại cà phê chứa chất phụ gia có nguồn gốc từ động vật.
Giữ chay (jejunium) có nghĩa là giới hạn lượng lương thực được tiếp nạp vào cơ thể. Cụ thể, giữ chay là không được ăn và uống những thứ gì ngoài bữa ăn chính trong ngày (như bánh, kẹo, nước ngọt, cà phê, trái cây...), chúng chỉ được dùng như một cách tráng miệng sau bữa ăn chính đó (bữa ăn chính là bữa trưa hoặc bữa tối) nhưng không khuyến khích sử dụng.
Kiêng thịt (abstinentia) có nghĩa là từ bỏ một thức ăn khoái khẩu thường ngày, cụ thể, cấm ăn thịt hay bộ phận của các động vật máu nóng (như thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt các loài thú...) nhưng lại cho phép ăn cá, các sinh vật biển hay động vật máu lạnh (tôm, cua, ếch...). Trứng, sữa và các chế phẩm từ trứng, sữa (như bơ, pho mát, sữa chua...) không thuộc danh mục những thứ buộc phải kiêng.
Giáo hội không đưa ra một bản luật hay danh mục nào để hướng dẫn cái gì được ăn và cái gì là không được ăn mà để cho lương tâm tín đồ thẩm định việc ăn chay của mình. Giáo hội chỉ đưa ra quy định về thời gian và lứa tuổi áp dụng.
Thứ Tư Lễ Tro không phải là ngày bổn phận thánh vì là ngày đền tội thống hối chứ không phải ngày đại lễ.
Tuy nhiên, Giáo hội đặc biệt khuyến nghị tất cả người Công giáo hãy tham dự Thánh lễ vào Thứ Tư Lễ Tro, vì gợi cho chúng ta nhiều tâm trạng (sự u buồn, cái chết và sự thống hối ăn năn) cho thời gian của 40 ngày Chay thánh và sửa soạn tâm hồn của chúng ta để đón chờ niềm hân hoan trong vinh quang của đại lễ Phục Sinh.
Lễ Tro hay còn được gọi là Thứ Tư Lễ Tro (Ash Wednesday) chính là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
Kiêng việc xác ngày Chúa nhật và lễ buộc là không làm những việc tay chân có thể gây trở ngại cho việc thánh hóa ngày của Thiên Chúa. Ngày Lễ tro 22/02/2023 không phải là một ngày lễ buộc vì vậy không phải kiêng buộc xác.
Câu trả lời là có nhưng với điều kiện là bạn ăn chay ở chế độ Lacto (chế độ ăn chay được sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa, tuyệt đối không sử dụng các, thịt hay cả trứng), Lacto - Ovo (trường hợp ăn chay có thể sử dụng trứng, sữa và các sản phẩm từ chúng và không sử dụng thịt, cá) hoặc bán ăn chay (có thể sử dụng trứng, sữa và hạn chế sử dụng thịt cá.
Tham khảo thêm:
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về Lễ Tro trong Cơ đốc giáo, cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!