Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin về Lễ Vọng, một trong những nghi thức truyền thống quan trọng trong tín ngưỡng của người Công giáo nhé!
Tham khảo thêm:
Lễ Vọng là một nghi thức truyền thống trong tín ngưỡng của người Công giáo. Lễ Vọng dịch từ vigil, gốc Latin vigilia có nghĩa là buổi canh thức, giờ canh thức. Buổi lễ này được tổ chức với ý nghĩa để cầu nguyện trong tâm tình chờ mong sự phục sinh của Chúa. Ðỉnh cao của buổi canh thức này là việc cử hành lễ tạ ơn hay lễ canh thức. Trong phụng vụ của Hội Thánh, một vài lễ trọng cũng có lễ canh thức (vigil), nổi bật nhất là canh thức Phục Sinh hay lễ Vọng Phục Sinh, cử hành vào chiều tối thứ Bảy Tuần Thánh. Trước lễ Giáng Sinh cũng có canh thức và cũng theo tinh thần đó.
Lễ Vọng Phục Sinh gồm 4 phần:
Phần thứ nhất: Nghi thức thắp Nến Phục sinh bao gồm việc thánh hóa lửa, thắp nến, kiệu Nến Phục sinh và trọng tâm là công bố Tin Mừng Phục sinh.
Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa, suy ngẫm các việc kỳ diệu Chúa đã làm cho dân Người từ đầu, và dân Chúa tin tưởng vào lời hứa của Người.
Phần thứ ba: Phụng vụ phép Rửa, thánh hóa nước rửa tội và lặp lại lời cam kết bước theo Chúa Kitô khi chịu phép Rửa.
Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh Thể, dâng Chúa được mời dự tiệc thánh mà Đức Kitô đã dọn sẵn cho dân Người qua sự chết và phục sinh của Người.
Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc về các thủ tục, nghi lễ của Lễ Vọng Phục Sinh theo tín ngưỡng của người Công giáo.
Lễ Vọng Phục Sinh và Lễ Chúa nhật (diễn ra vào chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4) đều là 2 ngày lễ quan trọng của tín đồ Kito giáo nên không có sự thay thế gì giữa 2 đại lễ này.
Lễ Phục sinh: Thứ Bảy Tuần Thánh, có lễ Vọng Phục sinh, cử hành ban đêm. Chúa Nhật Phục sinh, cử hành ban ngày.
Vậy có bắt buộc phải dự cả 2 lễ không?
Việc đi tham dự lễ Vọng Phục Sinh là điều rất đáng khuyến khích nhưng không nhất thiết bó buộc. Do đó, nếu trong chính ngày Lễ người ta đi dự Thánh Lễ, như vậy họ đã chu toàn giới luật tham dự Thánh Lễ ngày Lễ Buộc. Nếu muốn, thay vì dự Lễ chính ngày, người ta cũng có thể tham dự lễ buổi chiều áp hay lễ vọng, như vậy cũng có thể chu toàn luật dự lễ. Luật Giáo Hội quy định rằng: "Ai tham dự Thánh Lễ, cử hành theo lễ nghi Công giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ".
Giáo Hội cũng lưu ý rằng, những ai không thể tham dự Thánh Lễ được vì lý do bất khả kháng như bệnh nặng, không có phương tiện di chuyển, không có linh mục dâng lễ ... thì phải hết sức khuyên nhủ họ tham dự phụng vụ Lời Chúa trong nhà thờ hay một nơi khác, hoặc dành thời giờ phải chăng để cầu nguyện riêng hoặc chung với gia đình hay liên gia đình. Điều này chỉ là điều khuyên nhủ chứ không phải là điều bắt buộc cũng như không phải là điều thay thế hợp pháp cho Thánh Lễ. Việc dự Thánh Lễ là chính việc dự một Bàn Tiệc cao trọng vô cùng do lòng quảng đại của Thiên chúa ban cho con người chứ không phải chỉ là một món nợ, một khoản thuế mà người tín hữu bó buộc phải chu toàn một cách tối thiểu, qua lần chiếu lệ. Do đó cần phải có một thái độ tích cực hơn đối với việc tham dự Thánh Lễ. "Được đi tham dự Thánh Lễ" chứ không còn là "phải đi Lễ Buộc" nữa.
Lễ Vọng Phục Sinh là Lễ trọng
Tong tiếng Anh Lễ Vọng Phục Sinh được gọi là: Easter vigil
Lời bài hát + lời kinh
1. Vì lời Chúa đó là lời luôn chân chính. Ca tụng Ngài là việc của kẻ lòng ngay. Ngợi khen Chúa với cung đàn luôn réo rắt. Hãy ca tụng Ngài trong ngàn vạn tiếng cầm ca.
2. Lời Thiên Chúa khiến khung trời xanh đã có. Hơi thở Ngài tạo thành tinh tú biển khơi.. Ngài thu nước chứa trong đại dương mênh mông. Sóng xô chập chùng mịt mùng tay Chúa làm nên.
3. Này hồn con vẫn luôn chờ mong nơi Chúa. Bởi Chúa hằng phù trì che chở đời con. Hồng ân Chúa cúi xin Ngài thương ban xuống, xuống trên những người vẫn hằng kiên vững cậy tin
ĐK: Tình thương của Chúa chan chứa mãi luôn bền lâu, tràn ngập khắp cả địa cầu.
Năm phụng vụ (hay còn gọi là Lịch Kitô giáo) là chu kỳ thời gian xác định bằng các mùa phụng vụ với những nghi thức và lễ hội đặc trưng của Kitô giáo, được tổ chức bám sát với diễn tiến nội dung trong Kinh Thánh. Năm phụng vụ có sự khác biệt giữa Kitô giáo Tây phương (Công giáo Rôma, Anh giáo, Giáo hội Luther và Kháng Cách) với Chính thống giáo Đông phương, song, diễn tiến và tính nhất quán là như nhau. Đối với các giáo hội Tây phương lẫn Đông phương, ngày tháng tổ chức các lễ hội nhỏ thay đổi từ năm này qua năm khác nhưng đều dựa vào sự thay đổi của Lễ Phục Sinh. Có thể nhận ra biểu hiện rõ nét nhất về các mùa lễ hội này bằng việc ăn chay, liên hoan, trang trí nhà thờ v.v.. ở Giáo hội Công giáo Rôma và Chính thống giáo Đông phương, tuy nhiên, cộng đồng Kháng Cách lại ít biểu hiện ra điều này.
Ở mỗi quốc gia các bài hát thánh ca sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên đều hướng tới chủ đề ca ngợi công lao của Chúa Giê-su hoặc là phục vụ cho các ngày lễ quan trọng như: Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh,...Một số bài hát tiêu biểu được biểu diễn trong ngày Lễ Vọng Phục Sinh ở Việt Nam được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp dưới đây, mời các bạn tham khảo.
1. Ánh sáng cứu độ
2. Ánh sáng phục sinh
3. Bài ca khải hoàn
4. Bước đường Chúa đi
5. Ca mừng Chúa lên trời
6. Ca tiếp liên Lễ Hiện Xuống
7. Ca tiếp liên Lễ Phục Sinh
8. Canh thức Phục Sinh
9. Cho con nhận ra Ngài
10. Chúa chiên nhân lành
11. Chúa đã phục sinh
12. Chúa đã sống lại
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như những thắc mắc thường có về Lễ Vọng Phục Sinh, tìm hiểu thêm những tài liệu khác về các ngày lễ của Công giáo tại chuyên trang của chúng tôi.
Chúc bạn một mùa Phục Sinh an lành, hạnh phúc bên gia đình!
Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan về Lễ Phục Sinh: