Logo

Các bài văn khấn, bài cúng ngày rằm hàng tháng tại nhà

Theo phong tục Việt Nam, vào ngày rằm hàng tháng các gia đình thường làm lễ cúng gia tiên, thổ công, thần linh cầu xin cho mọi người bình an, may mắn. Bên cạnh, việc chuẩn bị lễ vật thịnh soạn thì người cúng cũng phải chuẩn bị bài văn khấn ngày rằm sao cho đúng và thành tâm nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu bài khấn ngày rằm - văn cúng rằm các tháng trong năm chuẩn tâm linh nhất được chúng tôi sưu tâm và chia sẻ chi tiết tại đây, mời các bạn tham khảo.

Bài văn khấn ngày rằm hàng tháng

Bài khấn rằm, văn cúng ngày rằm các tháng trong năm như bài khấn rằm tháng 12 là bài văn cúng được sử dụng phổ biến vào ngày giữa tháng với nội dung kính gửi đến các bậc thần tài thổ địa cầu xin cho mọi người trong gia đình khỏe mạnh, may mắn, làm ăn phát đạt...

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương.

Con kính lạy Ngài Hoàng thiên hậu Thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng, kính lạy ngài bản xứ Thổ địa, kính lạy ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con xin kính lạy Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá huynh đệ, cô gì tỷ muội nội tộc, ngoại tộc.

Tín chủ con tên là...

Ngụ tại:...

Hôm nay là ngày rằm tháng ... âm lịch, năm ..., tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà xin được thành tâm đọc văn khấn rằm tháng ..., để sắm lễ, hương hoa trà quả, chuẩn bị lễ vật, thắp nén tâm hương kính dâng trước án.

Chúng con cúi lạy kính mời các vị thần linh giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, chấp nhận lễ vật.

Chúng con cúi lạy kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội tộc, ngoại tộc, họ ... Cúi xin gia tiên thương xót con cháu tề tựu linh thiêng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật,

Tín chủ con lại cúi lạy kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại khu đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai hiến hưởng.

Tín chủ con và toàn thể con cháu lễ bạc tâm thành, kính lễ trước an, cầu xin ơn trên phù hộ, độ trì cho toàn gia chúng con mạnh khỏe bình yên, công việc hanh thông, mọi sự đều như ý, tốt lành.

Con xin cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Ngày Rằm tháng 10 (lễ Hạ Nguyên)

Để trả lời câu hỏi: Rằm tháng 10 là rằm gì? Thì đây là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt và đặc biệt là đối với các vị Phật tử, những người hướng tâm tu tập.

Theo dân gian lễ Hạ Nguyên thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Theo chuyện của ông bà ta ngày xưa, vào những ngày này trên Thiên Đình sẽ cử vị thần Tam Thanh xuống trần gian để tra xét việc tốt xấu của gia chủ và về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà thường làm lễ cúng thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và đây cũng là một dịp để "'tiến tân" cơm gạo mới để dâng lên cúng tổ tiên.

Cúng rằm tháng 10 gồm những gì?

Sắm lễ ngày Rằm tháng Mười âm lịch chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị:

Lễ chay:

– 1 hũ rượu

- 1 lọ hoa tươi

- 1 đĩa quả tươi

- 1 cốc nước

- Trầu, cau

Lễ mặn:

Ngoài lễ chay, gia đình cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm:

- Rượu

- Thịt gà luộc

- Các món mặn.

Bài cúng rằm tháng 10

Dưới đây là văn cúng ngày lễ Hạ Nguyên chuẩn nhất để bạn tham khảo:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương Phật.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội, họ ngoại.

Tín chủ chúng con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày mồng mười/rằm tháng Mười là ngày Tết Cơm mới/Tết Hạ Nguyên

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới, trộm nghĩ:

Cây cao bóng mát
Quả tốt hương bay
Công tài bồi xưa những ai tạo
Của quý hóa nay con cháu hưởng
Ơn trời đất Phật Tiên, chư vị Tôn thần
Sau nhờ ơn tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao
Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam
Nay nhân mùa gặt hái
Gánh nếp tẻ đầu mùa
Nghĩ đến ơn xưa
Cày bừa vun xới
Sửa nồi cơm mới
Kính cẩn dâng lên
Thường tiên nếm trước
Mong nhờ tổ phước
Hòa cốc phong đăng
Thóc lúa thêm tăng
Hoa màu tươi mới
Làm ăn tiến tới
Con cháu được nhờ
Lễ tuy đơn sơ
Tỏ lòng thành kính.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh tiên ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về chứng giám, tâm thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”.

Một số câu hỏi về ngày rằm

Để giải đáp một số thắc mắc về ngày rằm các tháng trong năm, chúng tôi sưu tầm một số câu hỏi hay về ngày này. Mời các bạn tham khảo tại đây.

Cúng rằm tháng giêng năm 2023 ngày nào đẹp?

Theo phong tục xưa truyền lại, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm (15 âm lịch) là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm Tân Sửu 2021. Vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn.

Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng Quý Mão 2023 vào ngày chính Rằm 15/1: Giờ Ngọ (11h-13h); Giờ Thân (15h-17h); Giờ Dậu (17h-19h).

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để tổ chức lễ cúng rằm tháng Giêng đúng ngày. Nhiều chuyên gia cho rằng, gia chủ không nhất thiết phải cùng rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15 âm lịch, có thể cúng sớm từ ngày 14 nhưng không được cúng sau. Quan trọng nhất là thành tâm. Thời gian cúng rằm tháng Giêng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch.

Trai mùng 1 gái ngày rằm là sao?​​​​​​​

Dân gian có câu “Trai mùng một gái hôm rằm, nuôi thì nuôi vậy chứ căm dạ này”, ý chỉ những đứa trẻ sinh vào hai ngày này trong tháng khó nuôi, khó dạy, tính cách ngang bướng, vận thế, cuộc sống cũng nhiều thăng trầm.

Xét theo khía cạnh ngũ hành, những đứa trẻ sinh vào ngày mùng một âm lịch, theo chúng tôi nhất là vào buổi sáng, trong tháng vận khí ngũ hành bản mệnh vượng (ví dụ người mệnh Hỏa, Hỏa khí vượng vào tháng 4, 5, 6), Thiên can, Địa chi của ngày và giờ sinh đều vượng, tốt cho bản mệnh nhưng lại không có lợi cho sự phát triển cân bằng xã hội.

Mùng một là ngày đầu tháng, dương khí cực thịnh (ý chỉ mặt trời chiếu sáng mạnh nhất), con trai lại vốn thuộc dương, sinh ngày này thì tính cách cực thịnh về dương.

Còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch) có âm khí cực thịnh (vì mặt trăng tròn nhất), con gái lại thuộc âm, sinh ngày này tính cách cực thịnh về âm.

Về mặt phong thủy, âm dương cân bằng luôn là yếu tố tiên quyết để mang tới vận khí tốt. Vì thế, dù là âm hay dương, khi đã ở mức cực thịnh đều là điều bất thường.

Những đứa trẻ sinh ra vào hai ngày này sẽ có biến đổi sinh học đặc biệt hơn người khác, tạo ra tính khí mạnh mẽ, khó dạy bảo, cuộc sống sau này vì thế mà nhiều thăng trầm, khó khăn.

Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm?

Trong đêm rằm âm lịch, hiện tượng nguyệt thực có khả năng cao xảy ra. Bởi vì thời điểm này, Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng rất có thể nằm trên cùng một đường thẳng. Mặt Trăng bị Trái Đất chắn ánh sáng chiếu từ Mặt Trời.

Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm một số bài văn khấn khác:

Trên đây là gợi ý một số bài khấn ngày rằm hàng tháng, bài khấn rằm tháng 12 tại nhà để các bạn tham khảo. Hi vọng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com