Logo

Uống Vitamin C có tác dụng gì đến sức khỏe, làn da của chúng ta?

Thiếu vitamin C có thể dẫn đến một số bệnh đặc trưng như thiếu máu, nướu dễ bị chảy máu, cơ thể dễ bị bầm tím và lâu lành vết thương. Vậy Vitamin C có tác dụng gì đến sức khỏe, làn da của chúng ta? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
5.0
1 lượt đánh giá

Vitamin C (hay còn gọi là axit ascorbic) là vitamin mà cơ thể cần để hình thành các mạch máu, sụn, cơ và collagen trong xương. Tuy nhiên, mọi người hiện nay chưa thực sự nắm rõ những tác dụng của Vitamin C đến sức khỏe cơ thể, vẻ đẹp làn da. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí những công dụng, tác dụng phụ của loại Vitamin này theo nghiên cứu của các nhà khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Những tác dụng của Vitamin C bạn nên biết!

Vitamin C là gì?

Vitamin C là tên của hợp chất hóa học Acid ascorbic - dễ tan trong nước, ít tan trong rượu và dung môi hữu cơ. Vitamin C tương đối bền với nhiệt, tuy nhiên rất dễ bị oxy hóa bởi Oxi không khí.

Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm tự nhiên, cơ thể người cũng chủ yếu hấp thu và sử dụng dưỡng chất này từ đây. Vitamin C tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể, có vai trò và chức năng quan trọng với hệ miễn dịch, phòng ngừa lão hóa, tăng cường sức khỏe chung.

Ngoài bổ sung từ thực phẩm, Vitamin C cũng được tổng hợp dưới nhiều dạng như bột, viên nén, viên con nhộng, tinh thể,… để bổ sung tăng cường.

8 Tác dụng của Vitamin C đến sức khỏe, làn da bạn nên biết!

Giảm nguy cơ bệnh mạn tính 

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có thể tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể. 

Chất chống oxy hóa là các phân tử giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào khỏi các phân tử có hại được gọi là các gốc tự do. Khi các gốc tự do tích tụ, chúng có thể thúc đẩy trạng thái căng thẳng oxy hóa, có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính.

Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều vitamin C hơn có thể làm tăng lượng chất chống oxy hóa trong máu của bạn lên đến 30%. Điều này giúp "hàng rào phòng thủ" của cơ thể chống lại chứng viêm. 

Giảm nguy cơ bệnh tim

Theo WHO, bệnh tim chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim có thể là huyết áp cao, chất béo trung tính cao hoặc mức cholesterol LDL (xấu) cao và mức cholesterol HDL (tốt) thấp. Vitamin C có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ này, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Một phân tích của 9 nghiên cứu với tổng số 293.172 người tham gia cho thấy sau 10 năm, những người bổ sung ít nhất 700 mg vitamin C mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 25% so với những người không bổ sung vitamin C.

Một phân tích khác của 13 nghiên cứu đã xem xét tác động của việc uống ít nhất 500 mg vitamin C mỗi ngày đối với các yếu tố nguy cơ của bệnh tim, chẳng hạn như mức cholesterol trong máu và chất béo trung tính. Kết quả phân tích cho thấy vitamin C làm giảm đáng kể lượng cholesterol LDL (xấu) xuống khoảng 7,9 mg/dL và chất béo trung tính trong máu giảm khoảng 20,1 mg/dL. 

Giúp kiểm soát huyết áp 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có thể giúp giảm huyết áp ở cả những người có huyết áp cao và không bị huyết áp cao. 

Một phân tích của 29 nghiên cứu trên người cho thấy rằng việc bổ sung vitamin C làm giảm huyết áp tâm thu 3,8 mmHg và huyết áp tâm trương 1,5 mmHg ở người lớn khỏe mạnh. 

Ở người lớn bị huyết áp cao, bổ sung vitamin C làm giảm trung bình 4,9 mmHg huyết áp tâm thu và 1,7 mmHg huyết áp tâm trương. 

Mặc dù những kết quả này đầy hứa hẹn nhưng vẫn chưa rõ liệu tác động lên huyết áp có lâu dài hay không. Hơn nữa, những người bị huyết áp cao cũng không nên chỉ dựa vào vitamin C để điều trị. 

Ngăn ngừa nguy cơ bệnh gout 

Bệnh gout có liên quan đến viêm khớp, đặc biệt là ngón chân cái với triệu chứng sưng tấy và các cơn đau dữ dội. Các triệu chứng của bệnh gout xuất hiện khi có quá nhiều axit uric trong máu. Axit uric là một chất thải của cơ thể. Chất thải này có thể kết tinh và lắng đọng trong khớp. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có thể giúp giảm axit uric trong máu, do đó ngăn ngừa các cuộc tấn công của bệnh gout. 

Một nghiên cứu trên 1.387 nam giới cho thấy những người bổ sung nhiều vitamin C có nồng độ axit uric trong máu thấp hơn đáng kể so với những người tiêu thụ ít. 

Một nghiên cứu khác đã theo dõi 46.994 người đàn ông khỏe mạnh trong hơn 20 năm để xác định xem liệu lượng vitamin C có liên quan đến việc phát triển bệnh gout hay không. Kết quả cho thấy những người bổ sung vitamin C có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn 44%.

Phòng tình trạng thiếu sắt 

Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng rất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu bạn có lượng sắt thấp, vitamin C có thể giúp cải thiện sự hấp thụ sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày. 

Vitamin C hỗ trợ chuyển hóa sắt được hấp thụ kém, chẳng hạn như các nguồn sắt từ thực vật, thành dạng dễ hấp thu hơn. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người theo chế độ ăn kiêng thịt, vì thịt là nguồn cung cấp sắt chính. 

Trong một nghiên cứu, 65 trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ được bổ sung vitamin C. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ riêng chất bổ sung đã giúp kiểm soát chứng thiếu máu của trẻ. 

Thực tế, bạn chỉ cần tiêu thụ 100 mg vitamin C có thể cải thiện sự hấp thụ sắt lên 67%. Nhờ đó, vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ thiếu máu ở những người dễ bị thiếu sắt. 

Bảo vệ trí não minh mẫn

Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ rộng được sử dụng để mô tả các triệu chứng của trí não khi suy nghĩ và trí nhớ kém. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến hơn 35 triệu người trên toàn thế giới và thường xảy ra ở những người lớn tuổi. 

Các nghiên cứu cho thấy stress oxy hóa cùng chứng viêm gần não, cột sống và dây thần kinh (gọi chung là hệ thần kinh trung ương) có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh. Hàm lượng vitamin C thấp có liên quan đến tình trạng suy giảm khả năng suy nghĩ và ghi nhớ. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị sa sút trí tuệ có thể có lượng vitamin C trong máu thấp hơn. Hơn nữa, lượng vitamin C cao từ thực phẩm hoặc chất bổ sung đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ khả năng suy nghĩ và trí nhớ minh mẫn khi lớn tuổi. 

Tăng cường miễn dịch 

Một trong những lý do chính mà mọi người bổ sung vitamin C là để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Nhất là trong mùa dịch bệnh hiện nay, nhiều người bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để có sức đề kháng tốt hơn, tiếp thêm "năng lượng" cho việc học tập và làm online tại nhà. 

Đầu tiên, vitamin C giúp khuyến khích sản xuất các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho và tế bào thực bào, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. 

Thứ hai, vitamin C giúp các tế bào bạch cầu này hoạt động hiệu quả hơn đồng thời bảo vệ chúng khỏi bị hư hại bởi các phân tử có khả năng gây hại. 

Thứ ba, vitamin C là một phần thiết yếu của hệ thống phòng thủ của da. Vitamin C được vận chuyển tích cực đến da, nơi nó có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp tăng cường "hàng rào bảo vệ" của da. 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống vitamin C có thể rút ngắn thời gian chữa lành vết thương. Hơn nữa, mức vitamin C thấp có liên quan đến kết quả sức khỏe kém. Ví dụ, những người bị viêm phổi có xu hướng có mức vitamin C thấp hơn và việc bổ sung vitamin C đã được chứng minh là có thể rút ngắn thời gian hồi phục.

Vitamin C có tác dụng gì cho da?

Tác dụng của Vitamin C với da bạn có biết?

Dưỡng ẩm, ngừa khô da

Da là nơi tiếp xúc với môi trường bên ngoài một cách liên tục. Do đó, nó rất dễ chịu tác động từ những yếu tố môi trường như khói bụi, ô nhiễm, tia UV từ ánh nắng mặt trời. Từ đó, gây khô da và làn da trông thiếu sức sống.

Vitamin C được hấp thụ vào cơ thể có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phục hồi giúp da tái tạo tốt hơn, không còn cảm giác khô ráp nữa.

Dưỡng trắng

Melanin là nguyên nhân hàng đầu gây các vấn đề liên quan đến thay đổi màu sắc da như nám da và tàn nhang Vitamin C có khả năng sản sinh collagen, làm tăng mức độ liên kết giữa các mô, ức chế quá trình hình thành melanin. Từ đó giúp làm mờ vết nám, tàn nhang, làn da trở nên đều màu, trắng sáng hơn.

Chống lão hóa

Ngoài tác dụng dưỡng trắng da, tính chất kích thích tái tạo collagen có trong vitamin C còn giúp phục hồi cấu trúc sâu bên trong da, làm chậm quá trình lão hóa da

Chữa lành vết thương

Vitamin C có tính kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng giúp chữa lành vết thương trên da một cách nhanh chóng.

Trị và ngăn ngừa mụn

Vitamin C có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da. Ngoài ra, nó còn có thể điều tiết tuyến bã nhờn, làm giảm điều kiện hoạt động của vi khuẩn. Điều này giúp vitamin C có thể ngăn ngừa và trị mụn hiệu quả.

Giảm quầng thâm

Việc bổ sung vitamin C với liều lượng thích hợp quanh quầng mắt có thể làm giảm đáng kể quầng thâm vì nó có tính chất dưỡng ẩm và làm sáng da. Trong khi đó, vùng da quanh mắt là mỏng và nhạy cảm, rất dễ để tác động đến.

Tác dụng phụ của Vitamin C bạn cần biết

Việc bổ sung vitamin C qua đường uống thường được coi là an toàn nếu sử dụng đúng liều và liều thích hợp. Các tác dụng phụ của Vitamin C có xu hướng liên quan đến liều uống. Bổ sung vitamin C đường uống có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Chứng ợ nóng
  • Viêm có thể làm hỏng thực quản (viêm thực quản)
  • Sự tắc nghẽn giữ cho thức ăn hoặc chất lỏng đi qua ruột non hoặc ruột già của bạn (tắc ruột)
  • Co thăt dạ day
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Buồn ngủ
  • Bệnh tiêu chảy
  • Mất ngủ
  • Đỏ da

Ở một số người, sử dụng vitamin C bằng đường uống có thể gây sỏi thận. Sử dụng lâu dài các chất bổ sung vitamin C đường uống trên 2.000 miligam mỗi ngày làm tăng nguy cơ tác dụng phụ đáng kể.

Nếu đang bổ sung vitamin C thì phải thông báo với nhân viên y tế trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm y tế. Vì nồng độ vitamin C cao có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm nhất định, chẳng hạn như xét nghiệm phân đối với xét nghiệm sàng lọc glucose máu.

Đối với một số tác dụng phụ như dị ứng nổi mề đay; khó thở; sưng mặt thì cần phải đến các cơ sơt y tế ngay lập tức và ngừng sử dụng Vitamin C trong các trường hợp như:

  • Đau khớp, yếu hoặc cảm giác mệt mỏi, sụt cân, đau dạ dày;
  • Ớn lạnh, sốt, tăng cảm giác muốn đi tiểu, đi tiểu đau hoặc khó khăn;
  • Đau dữ dội ở bên hông hoặc lưng dưới, máu trong nước tiểu của bạn.

Bổ sung Vitamin C bằng cách nào?

Việc bổ sung vitamin C vào cơ thể là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên cách làm như thế nào mới đúng, khi nào cần bổ sung vitamin C? Bạn có thể tham khảo lời khuyên dưới đây:

Đường bổ sung: 

Vitamin C có thể được bổ sung qua nhiều con đường khác nhau: đường ăn, đường uống và đường tiêm. Tuy nhiên theo khuyến cáo của bác sĩ, những người bình thường nên cung cấp vitamin C từ thực phẩm hàng ngày để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể. Những trường hợp bệnh lý hoặc thiếu vitamin C trầm trọng có thể bổ sung thêm dưới dạng uống hoặc tiêm.

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C: trái cây họ cam, chanh, đu đủ, bông cải xanh, dâu tây,…
  • Một số chế phẩm vitamin C: viên nén, viên nang, siro, chế phẩm dạng tiêm,…

Liều bổ sung Vitamin C được khuyến cáo

Đối với vitamin có trong thực phẩm thì không cần quá chú ý về liều lượng thu nhận hàng ngày. Đối với các chế phẩm vitamin C thì liều dùng được ghi rõ trên hướng dẫn sử dụng. Tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của cơ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những liều lượng thích hợp với từng bệnh nhân. 

Khuyến cáo liều bổ sung vitamin C hàng ngày và tối đa/ngày:

Đối tượng

Liều khuyến cáo/ngày

Liều tối đa/ngày

0 - 6 tháng tuổi

40 mg

Chưa có định mức

7 - 12 tháng tuổi

50 mg

Chưa có định mức

1 - 3 tuổi

15 mg

400 mg

4 - 8 tuổi

25 mg

650 mg

9 - 13 tuổi

45 mg

1200 mg

14 - 18 tuổi

65- 75 mg

1800 mg

Trên 19 tuổi

75 - 90 mg

2000 mg

Những lưu ý khi bổ sung vitamin C cho cơ thể

Để việc bổ sung vitamin C được hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên uống nhiều nước khi bổ sung vitamin C. Như đã biết, vitamin C tan tốt trong nước. Vì thế uống nhiều nước sẽ giúp quá trình hấp thu và đào thải vitamin C tốt hơn.
  • Khi sử dụng các chế phẩm vitamin C, cần bổ sung đúng theo hướng dẫn: Nếu sử dụng viên nhai thì cần nhai hết trước khi nuốt, nếu sử dụng viên nén hoặc viên nang thì không nên đập nát hoặc nhai thuốc,…
  • Bổ sung phải đúng liều lượng. Vitamin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên nếu bổ sung quá mức dẫn đến thừa vitamin C có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu như: buồn nôn, tiêu chảy, tăng nguy cơ sỏi thận,…
  • Thời điểm hấp thu vitamin C tốt nhất là khi đói. Vì thế nên bổ sung vào buổi sáng trước khi ăn, không nên bổ sung vitamin C vào ban đêm vì có thể dẫn đến mất ngủ.
  • Nếu đang dùng liều cao do thiếu hụt vitamin C đáng kể, không nên ngưng sử dụng đột ngột sẽ dẫn đến xuất huyết trên da, chảy máu nướu răng, cơ thể mệt mỏi,…
  • Nếu có xảy ra tình trạng bất thường sau khi sử dụng vitamin C, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm:

Vitamin C là một loại dinh dưỡng thiết yếu với hoạt động và sự khỏe mạnh của cơ thể. Hãy bổ sung Vitamin C hàng ngày từ chế độ ăn và chế phẩm phù hợp. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    Có thể bạn quan tâm
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com