Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 30: Lưu huỳnh có đáp án và lời giải chi tiết

Tổng hợp 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 30: Lưu huỳnh có đáp án kèm lời giải chi tết, bám sát kiến thức trọng tâm và thường xuất hiện trong bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp.
3.5
2 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu các bạn học sinh bộ tài liệu giải Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 30: Lưu huỳnh có lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, đủ ý được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em tham khảo tại đây.

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm: Lưu huỳnh có đáp án và lời giải chi tiết​​​​​​​

Câu 1: Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kì 3, nhóm VIA.

B. chu kì 5, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm IVA.

D. chu kì 5, nhóm IVA.

Đáp án: A

Câu 2: Cho các phản ứng hóa học sau:

S + O2 to → SO2

S + 3F2 to → SF6

S + Hg → HgS

S + 6HNO3 (đặc) to → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

A. 3    

B. 2    

C. 4    

D. 1

Đáp án: A

Câu 3: Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

A. vôi sống.

B. cát.

C. muối ăn.

D. lưu huỳnh.

Đáp án: D

Câu 4: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. 4S + 6NaOH (đặc) to → 2Na2S + Na2S2O3 +3H2O

B. S + 3F2 to → SF6

C. S + 6HNO3 (đặc) to → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

D. S + 2Na to → Na2S

Đáp án: A

Câu 5: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24    

B. 3,36    

C. 4,48    

D. 6,72

Đáp án: C

Mg + S to → MgS

nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol); nS = 9,6/32 = 0,3 (mol) ⇒ S dư; nMgS = 0,2 (mol)

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S ↑

⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Câu 6: Cho 11 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam lưu huỳnh tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 11 gam hỗn hợp đầu là

A. 5,6 gam.    

B. 11,2 gam.    

C. 2,8 gam.    

D. 8,4 gam.

Đáp án: A

n= 12,8/32 = 0,4 (mol)

⇒ mhh = mFe + mAl

Bảo toàn electron: 2nFe+ 3nAl = 2nS

⇒ 56nFe + 27 nAl = 11 ; 2nFe + 3nAl = 2.0,4)

⇒ nFe = 0,1 nAl = 0,2) ⇒ mFe = 0,1.56 = 5,6 (gam)

Câu 7: Trong 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,80    

B. 3,36    

C. 3,08    

D. 4,48

Đáp án: A

nFe = 5,6/56 = 0,1 (mol); nS = 2,4/32 = 0,075 (mol)

Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án

Bảo toàn electron ⇒ 4nO2 = 2nFe + 4nS = 2.0,1 + 4.0,075

⇒ nO2 = 0,125 mol

⇒ V = 0,125. 22,4 = 2,8 (lít)

Câu 8: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng

A. 2:1    

B. 1:1    

C. 3:1    

D. 3:2

Đáp án: A

Fe + S to → FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

MZ = 5.2 = 10; Chọn 1 mol Z

⇒ nH2 + nH2S = 1

2nH2 + 34nH2S=10

⇒ nH2 = 0,75 ; nH2S = 0,25

nFeS = nH2S = 0,25 mol; nFe (dư) = nH2 = 0,75 mol

⇒ nFe(bđ) = 0,25 + 0,75 = 1 (mol) ⇒ nS(bđ) = 0,25.100/50 = 0,5 (mol)

⇒ a : b = 1 : 0,5 = 2 : 1

Câu 9: Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:

S + 2H2SO4 đặc Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án 3SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là:

A. 1 : 2.

B. 1 : 3.

C. 3 : 1.

D. 2 : 1.

Đáp án: D

Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án

Câu 10: Lưu huỳnh có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào ?

A. -2; +4; +5; +6

B. -3; +2; +4; +6.

C. -2; 0; +4; +6

D. +1 ; 0; +4; +6

Đáp án: C

Câu 11: Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là:

A. 1s22s22p63s23p4

B. 1s22s22p63s23p33d1

C. 1s22s22p63s23p23d2

D. 1s22s22p63s13p33d2

Đáp án: B

Khi tạo SO2, S ở trạng thái kích thích, 1 e của phân lớp 3p được chuyển lên phân lớp 3d tạo ra 4e độc thân

Vậy cấu hình e ở trạng thái kích thích của S là: 1s22s22p63s23p33d1

Câu 12: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh

A. chất rắn màu vàng

B. không tan trong nước

C. có tnc thấp hơn ts của nước

D. tan nhiều trong benzen

Đáp án: C

Lưu huỳnh tà phương nóng chảy ở 113oC, lưu huỳnh đơn tà nóng chảy ở 119oC

→ Nhiệt độ nóng chảy của S cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

Câu 13: So sánh tính chất cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta có

A. tính oxi hóa của oxi < lưu huỳnh

B. tính khử của lưu huỳnh > oxi

C. tính oxi hóa của oxi = tính oxi hóa của S

D. tính khử của oxi = tính khử của S

Đáp án: B

Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án

→ Tính oxi hóa của oxi mạnh hơn lưu huỳnh; tính khử của lưu huỳnh mạnh hơn oxi.

Câu 14: S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?

A. S + O2 → SO2

B. S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

C. S + Mg → MgS

D. S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O

Đáp án: D

Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của S ?

A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.

B. Làm chất lưu hóa cao su.

C. Khử chua đất.

D. Điều chế thuốc súng đen.

Đáp án: C

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download giải Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 30: Lưu huỳnh chi tiết bản file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
3.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status