Logo

Cách nấu cơm rượu nếp cẩm ngon ngọt cho ngày Tết Đoan Ngọ

Hướng dẫn cách làm cơm rượu nếp cẩm ngon ngọt, không chua đơn giản tại nhà. Chỉ với quy trình vài bước dưới đây, bạn sẽ có ngay nồi cơm rượu thơm ngọt với nhiều tác dụng hữu ích dành cho cả nhà.
5.0
1 lượt đánh giá

Cơm rượu nếp cẩm với hương vị đặc trưng, ăn có chút mem, vị ngọt quyến rũ khiến bạn khó quên sau mỗi lần thưởng thức. Nhìn có vẻ cầu kì nhưng thật ra, cách làm cơm rượu nếp cẩm khá đơn giản, chỉ cần thực hiện theo các bước chỉ dẫn của chúng tôi dưới đây là được.

Cơm rượu là gì?

Rượu nếp cái, có nơi còn gọi là cơm rượu, là một loại đồ uống/đồ ăn có cồn không qua chưng cất, được chế biến từ gạo nếp theo cách dùng gạo nếp đồ chín thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu.

Cách ủ cơm rượu nếp cẩm ngon chuẩn vị đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm cơm rượu nếp cẩm

  • Gạo nếp cẩm: 1kg
  • Men rượu (men bắc): 15g
  • Lá chuối
  • Hũ thủy tinh/hũ sành

Các bước làm cơm rượu nếp cẩm ngon ngọt

Bước 1: Nấu cơm rượu

- Gạo nếp cẩm mua về đem vo sạch rồi ngâm khoảng 1 - 2 tiếng với nước ấm. Để đảm bảo gạo nở đều, khi nấu thơm mềm, bạn nên ngâm gạo qua đêm.

- Vo gạo sạch sau đó bỏ vào nồi thêm nước xâm xấp mặt gạo rồi nhấn nút nấu như thường ngày.

- Kiểm tra cơm chín thì xới ra mâm, đĩa lớn rồi để cho nguội.

Bước 2: Ủ men cơm rượu

Trong cách làm rượu nếp cẩm thì quy trình ủ men là quan trọng nhất.

- Trước tiên, bạn cho men bắc vào cối sạch rồi giã mịn.

- Rắc men vừa giã lên trên bề mặt cơm nếp. Dùng đũa hoặc tay trộn thật đều để men bám lên trên bề mặt của hạt cơm.

- Xếp lá chuối vào rổ hoặc hũ mà bạn định ủ cơm rượu rồi cho phần cơm rượu vừa được trộn men vào.

- Gấp các mặt lá chuối lại sau đó đậy kín để cơm rượu lên men tốt nhất.

Thời gian ủ cơm rượu sẽ diễn ra trong khoảng 3 - 5 ngày. Nếu tiết trời nóng thì có thể nhanh hơn.

Bước 3: Hoàn thành

Mở nắp hũ ra kiểm tra nếu cơm rượu đã chín men sẽ dậy mùi thơm đặc trưng. Thấy hạt cơm bóng ướt, có nước cốt cơm rượu là dấu hiệu cho thấy cơm rượu đã đạt.

Múc rượu nếp cẩm ra bát và thưởng thức. Phần còn lại, bạn có thể cho vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản.

Cách làm cơm rượu nếp cẩm

Món cơm rượu nếp cẩm ăn không hoặc kèm với sữa chua cũng rất ngon. Trường hợp thấy cơm rượu quá cay, nồng thì bạn có thể cho thêm rượu trắng vào ngâm. Hoặc thêm trứng gà ta vào và hạ thổ dùng cho các chị em sau sinh cũng rất tốt.

Cách bảo quản cơm rượu nếp cẩm đúng cách, để được lâu

Để bảo quản cơm rượu ngon nhất thì chúng ta sẽ lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Đầu tiên là cơm rượu cần phải được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách trực tiếp.
  • Tiếp theo là cơm rượu nên bảo quản ở trong bình sứ, bình thủy tinh có đậy kín. Tuyệt đối không được sử dụng bình nhựa. Do bình nhựa rất dễ dẫn tới hiện tượng bị oxy hóa và sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe.
  • Cuối cùng bình cơm rượu có thể hạ thổ để được ngon hơn. Hoặc chúng ta cũng có thể bảo quản chúng ở trong tủ lạnh.

 

Tác dụng của cơm rượu với sức khỏe

  • Phòng ngừa bệnh tiểu đường
  • Giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch
  • Thúc đẩy tiêu hóa
  • Bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu
  • Làm đẹp da
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Cải thiện chất lượng cuộc yêu

Cơm rượu bao nhiêu calo?

Trong 100g cơm thường chứa khoảng 375 calo tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình lên men lượng calo có trong cơm rượu giảm xuống còn khoảng 170 calo.

Bà bầu ăn cơm rượu được không?

Bà bầu ăn cơm rượu được không thì câu trả lời là “Được” nhưng không nên lạm dụng. Theo giới chuyên gia, món ăn này thường làm từ gạo nếp trộn với men rượu nhưng vì thời gian ủ ngắn (tầm 3 – 4 ngày) nên hàm lượng ethanol trong cơm rượu sẽ thấp hơn so với loại rượu trắng thông thường. Điều này đồng nghĩa với việc ít có khả năng thai nhi bị ảnh hưởng bởi độc tính của ethanol.

Nếu sức khỏe ổn định, mẹ có thể sử dụng loại thực phẩm này với lượng vừa phải mà không gây bất kỳ tổn hại nào đến thai nhi. Chẳng những vậy, việc ăn cơm rượu có chừng mực còn mang lại cho bà bầu nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây khi ăn cơm rượu:

  • Người đang trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không nên dùng vì đây là thời điểm khá nhạy cảm và việc tiêu thụ thực phẩm lên men có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi
  • Vì nguyên liệu chính vẫn là gạo nếp nên món ăn này có hàm lượng tinh bột cao. Việc lạm dụng cơm rượu, ngoài hậu quả có thể gây ngộ độc ethanol thì còn khiến mẹ tăng cân hoặc làm tăng lượng đường huyết
  • Khi ăn, mẹ chỉ nên dùng cỡ một bát nhỏ và không được ăn quá 2 lần/tuần. Bà bầu ăn cơm rượu được không thì còn tùy vào thể trạng của mẹ. Nếu có các biểu hiện như xây xẩm, chóng mặt, buồn nôn thì hãy lập tức ngừng ăn và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay
  • Thời điểm dùng món này thích hợp nhất là sau bữa chính. Bạn không nên ăn cơm rượu khi bụng rỗng hoặc sáng sớm vừa ngủ dậy vì điều này sẽ làm cho dạ dày dễ bị kích thích
  • Mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ, nổi mụn nhọt, dị ứng hoặc chàm ăn phải cơm rượu sẽ làm cho tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn
  • Một số loại cơm rượu có vị khá chua nên để khắc phục vấn đề này khi ăn, mẹ hãy kết hợp thêm với hoa quả, rau xanh hoặc chọn sử dụng loại cơm rượu nếp cẩm.

Cách làm cơm rượu nếp cẩm

Ăn cơm rượu có mập không?

Rượu gạo nếp tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và cải thiện khả năng chuyển hóa protein và chất béo. Do đó, ăn cơm và rượu thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.

Tiểu đường có ăn cơm rượu được không?

Do gạo nếp cẩm là loại gạo tốt cho sức khỏe nhất là những người bị bệnh tiểu đường. Chính vì thế người bị tiêu đường ăn cơm rượu nếp cẩm rất tốt nhé. Nó giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose và ổn định đường huyết. 

Ăn cơm rượu có say không?

Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Do chứa 1 lượng cồn thấp, nên cơm rượu rất khó gây nên cảm giác say xỉn cho người dùng như các loại rượu thông thường.

Cơm rượu tiếng Anh là gì?

Cơm rượu tiếng Anh là rice wine.

Cơm rượu bị chua và cách khắc phục

Một số nguyên nhân dẫn đến cơm rượu bị chua:

  • Lượng men trộn với cơm nếp không đủ nên trong quá trình lên men làm cho cả mẻ bị chua. Tuy nhiên không phải cứ cho nhiều men là được nhé. Đôi khi quá nhiều men thì lại khiến cho món cơm rượu bị đắng đó.
  • Chưa canh được nhiệt độ và thời gian thích hợp để hoàn thành món cơm rượu. Trường hợp bạn để quá lâu cũng khiến cho cơm rượu bị chua không được như ý muốn.
  • Và một nguyên nhân cuối cùng đó là không có cách ủ cơm rượu phù hợp. Theo kinh nghiệm truyền lại thì chúng ta nên sử dụng thủy tinh hoặc tô sành để ủ cơm rượu. Không nên sử dụng nhựa hoặc kim loại trong quá trình ủ vì chúng có thể gây ra những phản ứng hóa học làm cho cơm rượu bị chua.

Sau sinh ăn cơm rượu được không?

Các mẹ sau sinh cũng cần chú ý rằng, chuyên gia dinh dưỡng và y tế thường khuyến cáo phụ nữ nên hạn chế ăn cơm rượu trong vòng 3 tháng đầu sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi. Bởi việc ăn cơm rượu có thể gây hại cho sức khỏe của người mẹ và con trong giai đoạn này.

Vi sinh vật trong cơm rượu

Vi khuẩn lây nhiễm trong men rượu thuần có tên Bacillus subtilis/amyloliquefaciens là loài vi khuẩn không sinh độc tố và không nhiễm bệnh đối với người.

Giải thích hiện tượng cơm rượu

Hiện tượng hoá học: Khi gạo (nếp) được lên men thì hơi nước bốc lên -> rượu (Là hiện tượng hoá học)
PTHH : C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Ủ cơm rượu mấy ngày ăn được?

Thời gian ủ cơm rượu sẽ diễn ra trong khoảng 3 - 5 ngày. Nếu tiết trời nóng thì có thể nhanh hơn.

Cơm rượu nếp cẩm để tủ lạnh được bao lâu?

Thông thường, cơm rượu nếp cẩm chúng ta chỉ sử dụng được tối đa từ 5-7 ngày và phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc cách làm cơm rượu nếp cẩm thơm ngon đúng cách, chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ sắp tới. Ngoài cách làm, bài viết có giải đáp những thắc mắc về món ngon này, hy vọng sẽ là nguồn thông tin hữu ích dành cho bạn.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status