Logo

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội, quân đội, cán bộ nhà nước,..chi tiết nhất

Mời bạn tham khảo cách tính lương hưu năm 2023 mới và chuẩn nhất cho các trường hợp khác nhau. Giúp bạn tìm hiểu kỹ càng thông tin cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối, lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp, lương hưu BHXH,.. nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình và người thân. Xem chi tiết tại bài viết dưới đây.
5.0
2 lượt đánh giá

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn cách tính lương hưu mới nhất, ví dụ cách tính lương hưu dễ hiểu nhất theo quy định hiện nay. Mời bạn đón đọc.

Tuổi nghỉ hưu năm 2023

Năm 2023 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi.

Lưu ý, độ tuổi này áp dụng đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường. Đồng thời, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Cách tính lương hưu năm 2023

Mời bạn tham khảo cách tính lương hưu 2023 cực chi tiết và dễ hiểu để bạn tham khảo:

- Cách tính tiền lương hưu trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Điều kiện: nếu nghỉ hưu từ năm 2020, người lao động phải có 20 năm đóng BHXH trở lên, đồng thời đủ 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên. Tuy nhiên, cách tính lương hưu lại không có sự khác biệt so với trước đây, vẫn thấp hơn lương hưu khi nghỉ đúng tuổi, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Ví dụ: Bà Lan bị suy giảm khả năng lao động 63%, nghỉ việc hưởng lương hưu vào tháng 01/2020 khi đủ 50 tuổi 01 tháng. Tính đến thời điểm nghỉ, bà có 28 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được xác định như sau: 15 năm đóng BHXH = 45%; 13 năm đóng BHXH còn lại = 13 x 2% = 26%.

Nếu nghỉ hưu đúng tuổi, bà Lan sẽ được hưởng 45% + 26% = 71% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Tuy nhiên, bà Lan lại nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ trước tuổi 55 là 04 năm 11 tháng) nên tỷ lệ hưởng bị trừ = 4 x 2% + 1% = 9%.

Vậy tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bà Lan khi nghỉ hưu trước tuổi = 71% - 9% = 62% 

Kết luận: Bà sẽ được nhận lương hưu mỗi tháng bằng 62% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

Cách tính lương hưu năm 2022

- Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu

Theo luật, đủ điều kiện hưởng lương hưu là người lao động phải có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ mới được hưởng lương hưu.

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng (tối đa 75%) x Mức thu nhập hàng tháng đóng BHXH

- Đối với lao động Nam (nghỉ hưu từ 01/01/2020):

Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

VD1: Ông X làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2020 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông X có 28 năm đóng BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 18 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông X sẽ bằng 65% mức bình quân tiền luong hàng tháng đóng BHXH.

- Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

VD2: Giả sử năm 2025, ông Y nghỉ hưu do nhiễm HIV/AIDS trong quá trình làm việc, ông có 32 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông xác định như sau: 20 năm đóng BHXH = 45%; 12 năm đóng BHXH còn lại = 12 x 2% = 24%.

Kết luận: khi nghỉ hưu, mỗi tháng ông Y nhận được 69% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

VD3: Ông Z là công nhân khoan nổ mìn (công việc nguy hiểm). Năm 2021, ông nghỉ hưu khi đủ 58 tuổi và có đủ 15 làm công việc này với 35 năm đóng BHXH.

Mức lương hưu hàng tháng của ông được tính: 19 năm đóng BHXH = 45%; 16 năm đóng BHXH còn lại = 16 x 2% = 32%.

Tổng tỷ lệ hưởng lương lưu theo số năm đóng BHXH của ông B là 77%, tuy nhiên theo quy định, tỷ lệ này tối đa chỉ 75%. Vì vậy, hàng tháng, ông Z sẽ nhận được lương hưu bằng 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

- Đối với lao động Nữ (nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi): 

Tỷ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

VD1: Bà Trang làm việc trong điều kiện bình thường. Năm 2020, bà nghỉ hưu khi vừa tròn 55 tuổi và có 30 năm đóng BHXH.

Lương hưu hàng tháng của bà được tính dựa trên tỷ lệ hưởng: 15 năm đóng BHXH = 45%; 15 năm đóng BHXH còn lại = 15 x 2% = 30%.

Tổng hợp lại, lương hưu của bà Trang sẽ bằng 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

-> Như vậy, Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi và trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu chỉ cách nhau 5 năm

- Cách tính lương hưu năm 2023 đối với nữ:

Mức lương hưu thực tế = Mức lương hưu tính theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (1) + Mức điều chỉnh (2)

Trong đó:

(1): Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2% đến mức tối đa bằng 75%.

(2): Được tính bằng mức lương hưu nêu trên nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu. Cụ thể bảng dưới đây:

 Cách tính lương hưu năm 2022 đối với nữ

 Cách tính lương hưu năm 2022 đối với nữ

VD: Năm 2020, bà Ngọc 55 tuổi và có 25 năm đóng BHXH, đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 5.200.000 đồng/tháng.

Mức lương hưu bà Ngọc nhận được nếu nghỉ hưu vào năm 2020 được tính như sau:

- Mức lương hưu tính theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

15 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm còn lại = 10 x 2% = 20%. Tổng là 45% + 20% = 65%.

Chỉ với cách tính này, lương hưu bà Ngọc nhận được sẽ bằng 65% x 5.200.000 đồng/tháng = 3.380.000 đồng/tháng.

- Ngoài ra, với 25 năm đóng BHXH, bà còn được nhận thêm một khoản tiền hỗ trợ với tỷ lệ 6,15% và bằng 6,15% x 3.380.000 đồng/tháng = 207.870 đồng/tháng.

Kết luận, mức lương hưu thực tế của bà Ngọc bằng 3.380.000 đồng/tháng + 207.870 đồng/tháng = 3.587.870 đồng/tháng.

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội

Tham khảo ngay cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện, cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội bắt buộc được chúng tôi chia sẻ chi tiết tại đây: 

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần, lương hưu, ốm đau, thai sản

Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối

Theo điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH  của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội hướng dẫn cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối. Theo đó, các trường hợp xác định mức lương hưu của người lao động sẽ được tính như sau:

“Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia đóng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 thì mức bình quân tiền lương sẽ được tính bằng thương số của tổng tiền lương tháng đóng BHXH trong 5 năm cuối trước khi về hưu chia cho 60 tháng.

Mbqtl    =    Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
60 tháng

Trong đó:

Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo quy định trên người lao động làm việc từ trước năm 1995 nên bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng cuối trước khi nghỉ việc chia cho 60. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối

Cách tính lương hưu quân đội

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng của quân nhân được tính theo công thức sau đây:

Lương hưu = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng như sau:

- Với lao động nam: Điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định:

+ Nghỉ hưu vào năm 2021, nếu đóng được 19 năm bảo hiểm xã hội (BHXH) thì tỷ lệ lương hưu là 45%.

+ Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, phải đóng được 20 năm BHXH thì tỷ lệ lương hưu được hưởng là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ lương hưu sẽ tăng thêm 2% và mức tối đa là 75%.

Ví dụ:

Đồng chí Thiếu tá Hoàng Đình Ân, sinh tháng 9/1973, nhập ngũ tháng 01/1991, được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2022, có 31 năm đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Ân được tính như sau:

- 20 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 21 đến 31 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 22%
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Ân là: 45% + 22% = 67%.

Cách tính lương hưu quân đội

- Với lao động nữ: Điểm b khoản 2 Điều 9 Nghi định 33/2016 nêu rõ:

Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Như vậy, với lao động nữ, khi nghỉ hưu nếu đóng được 15 năm BHXH thì tỷ lẹ hưởng lương hưu là 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% và mức tối đa cũng là 75%.

Ví dụ:

Đồng chí Đại úy Trần Thị Lan, Công an phường, sinh tháng 6/1968, vào công tác trong công an nhân dân tháng 5/1993, được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021, có 24 năm đóng BHXH. Tỷ lệ lương hưu đồng chí Lan được nhận như sau:

- 15 năm đóng BHXH: Hưởng 45%
- 09 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 9 x 2% = 27%
Tổng tỷ lệ lương hưu của bà A = 45% + 27% = 72%

Cách tính lương hưu cho cán bộ nhà nước nghỉ hưu theo quy định của luật mới

Theo quy đinh của Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về cách tính lương hưu theo công thức như sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

– Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng như sau:

+ Đối với lao động nam:

Nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được hưởng 45%. Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.

+ Đối với lao động nữ:

Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%

– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

+ Cán bộ nhà nước tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
60 tháng

– Cán bộ nhà nước tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
72 tháng

– Cán bộ nhà nước tham gia BHXH từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
96 tháng

– Cán bộ nhà nước tham gia BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015:

Mbqtl =

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm

 

(120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

120 tháng

– Cán bộ nhà nước tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019:

Mbqtl =

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm

 

(180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

180 tháng

Cách tính lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp

Khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (Nghị định 33/2016/NĐ-CP) quy định mức lương hưu hàng tháng như sau:

1. Mức lương hưu hàng tháng của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là người lao động) được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ Điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:

b) Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

c) Lao động nam bắt đầu hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Năm bắt đầu hưởng lương hưu:

Cách tính lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp

Điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định như sau:

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc như sau:

b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1.1.1995 đến ngày 31.12.2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu cách tính lương hưu năm 2023 chuẩn nhất để đảm bảo quyền lợi cho mình và người thân. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội, quân đội, cán bộ nhà nước,..chi tiết nhất file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status