Kì thi giữa học kì 2 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm bộ Đề thi giữa kì 2 lớp 10 môn Sử năm 2020 (Đề số 4)với nôi dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì 2 trên toàn quốc , hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi môn Lịch sử lớp 10 cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi bộ đề tại đây.
Phần trắc nghiệm
Câu 1: (6đ) Chọn đáp án đúng nhất:
1. (0.5đ) Vương triều Tây Sơn bắt đầu suy yếu khi
A. vua Quang Trung đột ngột qua đời.
B. Nguyễn Ánh đem quân tấn công.
C. Nhà Thanh đem quân sang tấn công.
D. mâu thuẫn giữa ba anh em trở nên gay gắt.
2. (0.5đ) Vị tướng nào sau đây KHÔNG phải là vị tướng tài giỏi dưới triều Trần?
A. Phạm Ngũ Lão. B. Trần Nhật Duật.
C. Trần Quốc Tuấn. D. Lý Thường Kiệt.
3. (0.5đ) Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được viết sau cuộc đấu tranh chống quân xâm lược
A. Tống. B. Mông Nguyên.
C. Minh. D.Thanh.
4. (0.5đ) Kế sách “Tiên phát chế nhân” là do ai thực hiện và trong cuộc kháng chiến nào?
A. Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
B. Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất.
C. Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lầ thứ hai.
D. Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
5. (0.5đ) Vị vua nào cho lập Văn Miếu vào năm 1070?
A. Lý Thánh Tông. B. Lý Nhân Tông.
C. Lý Anh Tông. D. Lý Cao Tông.
6. (0.5đ) Ai là nhà giáo được trọng dụng nhất ở triều Trần?
A. Trương Hán Siêu. B. Nguyễn Trãi.
C. Chu Văn An. D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
7. (0.5đ) Chế độ “lưỡng đầu chế” thời Lê – Trịnh có nghĩa là
A. đất nước có hai thế lực đứng đầu là vua Lê và Phủ chúa (chúa Trịnh).
B. đất nước có hai thế lực đứng đầu là Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
C. đất nước có hai thế lực đứng đầu là Nhà Mạc và Nhà Lê.
D. đất nước bị chia cắt thành nhiều vùng tự trị nhỏ.
8. (0.5đ) Thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
A. Từ 1627 đến 1628. B. Từ 1627 đến 1667.
C. Từ 1628 đến 1672. D. Từ 1627 đến 1672.
9. (0.5đ) Thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta có những tôn giáo nào?
A. Phật giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo.
B. Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Hồi giáo.
C. Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Nho giáo.
D. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.
10. (0.5đ) Điểm mới của khoa cử thời vua Quang Trung là gì ?
A. Đưa các môn khoa học tự nhiên vào nội dung khoa cử.
B. Đưa chữ Quốc ngữ vào nội dung thi cử.
C. Đưa chữ Nôm vào nội dung thi cử.
D. Nội dung thi cử chủ yếu là kinh, sử.
11. (0.5đ) Nhà Nguyễn cai trị đất nước trong bối cảnh nào?
A. Đất nước bị chia cắt thành hai khu vực đàng Trong , đàng Ngoài.
B. Đất nước thống nhất với cương vực lãnh thổ rộng lớn.
C. Nội chiến liên miên giữa các tập đoàn phong kiến.
D. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
12. (0.5đ) Hạn chế của kinh tế công thương nghiệp nhà Nguyễn là gì?
A. Công thương nghiệp không phải là nghành kinh tế chính.
B. Qui mô của công thương nghiệp không lớn.
C. Nhà nước kìm hãm sự phát triển công thương nghiệp.
D. Kinh tế thủ công nghiệp kém phát triển.
Phần tự luận
Câu 2: (3đ) Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…
Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.
Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh dã”, rồi xem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh thì đánh up đằng sau, đó là một thời. Đến thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu, mấy lần đến tận Mai Lĩnh là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.”
(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)
1. (0.5đ) Đoạn đối thoại trên của ai với ai?
A. Vua Trần và các quan lại.
B. Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
C. Trần Hưng Đạo và cha.
D. Trần Hưng Đạo và tướng lĩnh thân cận.
2. (0.5đ) Đoạn đối thoại trên được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Một buổi thiết triều của vua ở triều đình.
B. Khi Trần Hưng Đạo vừa chinh chiến với chiến thắng lớn trở về.
C. Khi Trần Hưng Đạo bị ốm nặng, vua tới thăm.
C. Khi giặc Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ ba.
3. (0.5đ) Theo bạn hiểu kế “Thanh dã” là kế như thế nào?
A. Thực hiện vườn không nhà trống.
B. Tiến hành lối đánh du kích, chặn đánh địch.
C. Thực hiện đem quân đánh giặc trước giành thế chủ động.
D. Thực hiện lùi để tiến, trước tiên đầu hàng để chuẩn bị lực lượng.
4. (0.5đ) Theo Trần Quốc Tuấn thế giặc xâm lược như thế nào thì khó chế ngự mà phải dùng đến người tài?
A. Giặc đến mạnh, ồ ạt thì khó chế ngự, giặc đến ít, lực lượng mỏng thì dế chế ngự.
B. Tướng giặc giỏi thì khó chế ngự mà phải cần đến tướng giỏi
C. Giặc tấn công bằng đường thủy thì khó chế ngự hơn giặc đi bằng đường bộ.
D. Giặc đi ồ ạt như vũ lửa thì dễ, còn giặc đi chậm, không nóng vội thì khó.
5. (0.5đ) Theo Trần Hưng Đạo, thế mạnh của ta và thế mạnh của địch là gì?
A. Ta cậy trường trinh, địch cậy vũ khí quân sự.
B. Địch cậy trường trinh, ta cậy đoản binh.
C. Địch cậy đông quân, ta cậy có lòng dân.
D. Địch cậy đoản binh, ta cậy có tướng tài.
6. (0.5đ) Cuối cùng, theo Trần Hưng Đạo muốn đất nước được vững mạnh lâu bền, muốn cai trị được đất nước thì điều gì quan trọng nhất?
A. Cần có đoàn kết toàn dân.
B. Cần phải có mối quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc.
C. Cần phải khoan thư sức dân để làm kế sâu bền vững.
D. Cần phải chăm lo xây dựng quân đội hùng mạnh.
Câu 3: (1đ) Chọn Đúng/Sai đối với những nhận định, mệnh đề sau:
1. (0,25đ) Hùng Vương là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sư Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai.
2. (0,25đ) Chúa Tiên là chỉ Chúa Trịnh.
A. Đúng
B. Sai.
3. (0,25đ) Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của nhà Trần.
A. Đúng
B. Sai.
4. (0,25đ) Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 1.1 - A Câu 1.2 - D Câu 1.3 - C Câu 1.4 - D Câu 1.5 - A Câu 1.6 - C
Câu 1.7 - A Câu 1.8 - D Câu 1.9 - D Câu 1.10 - C Câu 1.11 - B Câu 1.12 - C
Câu 2.1 - C Câu 2.2 - C Câu 2.3 - A Câu 2.4 - D Câu 2.5 - B Câu 2.6 - C
Câu 3.1 - B Câu 3.2 - B Câu 3.3 - A Câu 3.4 - A
CLICK ngay vào đường link bên dưới để xem full trọn đề thi giữa kì 2 lớp 10 môn Sử năm 2020 (đề số 4) file tải word, pdf, hoàn toàn miễn phí.
Tham khảo thêm các đề thi giữa kì 2 lớp 10 khác:
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn lịch sử khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.