Logo

Bài 26 Địa lí 10: Lời giải bài tập sách giáo khoa chi tiết

Địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế. Tìm hiểu về cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành, các nguồn lực và vai trò đối với phát triển kinh tế
0.5
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí lớp 10 bài 26 chi tiết, ngắn gọn nhất, được chúng tôi biên soạn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ, miễn phí. Đây là bộ tài liệu hữu ích hỗ trợ cho các em học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Địa lý 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 26 trang 99:

Dựa vào sơ đồ trên, em hãy nêu các nguồn lực phát triển kinh tế.

Trả lời:

- Vị trí địa lý: tự nhiên và kinh tế, chính trị, giao thông.

- Tự nhiên: đất, nước, khí hậu, biển, sinh vật, khoáng sản.

- Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 26 trang 100: Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.

Trả lời:

- Các nước có vị trí nằm trên đường giao thông quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nước đó có cơ hội giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới nhiều hơn.

- Các nước Tây Nam Á có nhiều tài nguyên dầu mỏ tạo điều kiện để phát triển khai thác và xuất khẩu khoáng sản.

- Các quốc gia có dân số đông, chất lượng lao động cao là nguồn lực cơ bản để có thể phát triển các ngành kinh tế có sử dụng nhiều lao động và ngành có trình độ khoa học - kĩ thuật cao.

- Các nước có chế độ chính trị ổn định sẽ có điều kiện tập trung hơn cho việc phát triển kinh tế.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 26 trang 101:

Dựa vào sơ đồ trên, em hãy phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế.

Trả lời:

Cơ cấu nền kinh tế được phân thành các bộ phận:

+ Cơ cấu kinh tế phân theo ngành: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.

+ Cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế: khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: vùng, quốc gia, khu vực và thế giới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 26 trang 101: Dựa vào bảng 26, hãy nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và ở Việt Nam.

Trả lời:

- Các nước phát triển: có tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất và tăng nhanh nhất, ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và đang giảm dần.

- Các nước đang phát triển có tỉ trọng nông – lâm – ngư nhiệp cao, tiếp đến là công nghiệp – xây dựng, thấp nhất là dịch vụ. Xu hướng chuyển dịch là giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

- Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển. Tuy nhiên, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xu hướng chuyển dịch là giảm nông – lâm – ngư nghiệp, tăng nhanh công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng chậm.

Bài 1 trang 102 Địa Lí 10: Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.

Trả lời:

- Phân biệt các loại nguồn lực:

Theo nguồn gốc:

+ Vị trí địa lý: về tự nhiên, kinh tế - chính trị, giao thông.

+ Tài nguyên thiên nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản, biển.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư lao động, vốn, thị trường, khoa học.

Theo phạm vi lãnh thổ:

+ Nguồn lực trong nước: gồm nguồn lực tự nhiên, nhân văn, tài sản quốc gia, đường lối, chính sách,...

+ Nguồn lực bên ngoài: khoa học – kĩ thuật – công nghệ, vốn, kinh nghiệm.

- Ý nghĩa:

+ Vị trí địa lý: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong nước và các quốc gia với nhau.

+ Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở tự nhiên của các hoạt động sản xuất. Nó vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế. Sự đa dạng và giàu có về tài nguyên là lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

+ Nguồn lực kinh tế xã hội: đóng vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

+ Mỗi quốc gia có một lợi thế, thế mạnh riêng, nhưng cần phải biết xác định, đánh giá đúng nguồn lực của mình để phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực.

Bài 2 trang 102 Địa Lí 10: Cho bảng số liệu:

a. Hãy vẽ bốn biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP.

b. Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

Trả lời:

a. Vẽ biểu đồ:

- Xử lý số liệu:

Bảng số liệu thể hiện cơ cấu ngành trong GDP của các nhóm nước và toàn thế giới năm 2004 (đơn vị %).

Các nước thu nhập thấp

 23 

 25  

 52  

 Các nước thu nhập trung bình  

10

34

56

Các nước thu nhập cao

2

27

71

Toàn thế giới

4

32

64

- Vẽ biểu đồ:

+ Bán kính các nước thu nhập thấp = 1

+ Bán kính các nước thu nhập trung bình = 2,3.

+ Bán kính các nước thu nhập cao = 5,1.

+ Bán kính toàn thế giới = 5,7.

Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành trong GDP của các nhóm nước và toàn thế giới năm 2004 (đơn vị %).

- Nhận xét:

+ Tất cả các nhóm nước đều có tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất, tiếp sau đó là ngành công nghiệp xây dựng và thấp nhất là ngành nông lâm ngư nghiệp.

+ Ngành nông lâm ngư nghiệp có tỉ trọng cao nhất ở nhóm các nước có thu nhập thấp chiếm 23%, và thấp nhất ở nhóm các nước có thu nhập cao chỉ 2%.

+ Ngành công nghiệp – xây dựng có tỉ trọng lớn nhất ở nhóm các nước có thu nhập trung bình là 34%, sau đó là nhóm các nước có thu nhập cao chiếm 27% và các nước có thu nhập thấp chỉ 25%.

+ Ngành dịch vụ cao nhất ở các nước có thu nhập cao, chiếm tới 71%, và thấp nhất ở nhóm nước có thu nhập thấp, chỉ 52%.

File tải  miễn phí bài 26 địa lý 10:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập địa lý 10 bài 26 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác như: Toán, Anh, Sinh, Sử, Hóa,  Lý, Văn... tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
0.5
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status