Logo

Soạn Địa 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Hướng dẫn soạn Soạn Địa 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.0
2 lượt đánh giá

Với bộ tài liệu giải Địa lớp 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được biên soạn bởi ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa và tổng hợp lý thuyết bài học. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa lý 10 Bài 9 trang 32 - 33 - 34 - 37

Trang 32 SGK Địa Lí 10: Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất?

Trả lời:

Vì ở trên bề mặt Trái Đất, đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển.

Trang 32 SGK Địa Lí 10: Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh?

Trả lời:

- Vì ở hoang mạc và bán hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm. Nơi có khí hậu lạnh, thường có sự đóng băng của nước; khi đóng băng, thể tích của nước tăng lên làm dãn các khe nứt; khi tan băng, khe nứt hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ nhiều hơn.

Trang 34 SGK Địa Lí 10: Hãy kể tên một vài dạng địa hình cácxtơ mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ một vài dạng địa hình cácxtơ mà em biết: hang động (động Phong Nha, các hang động trẽn núi đá vôi ở Vinh Hạ Long,...), cánh đồng cácxtơ, giếng nước cácxtơ, đá tai mèo,...

Trang 37 SGK Địa Lí 10: Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết.

Trả lời:

Một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển:

- Địa hình bồi tụ do nước chảy: bãi bổi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu...

- Địa hình bồi tụ do gió: cồn cát, đụn cát ở bờ biển...

- Địa hình bồi tụ do sóng biển: bãi biển,...

Giải bài tập SGK Bài 9 Địa 10 trang 34 - 37​​​​​​​

Câu 1: Ngoại lực là gì? Vì sao nổi nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời?

Lời giải:

- Ngoại lực:

   + Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

   + Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.

   + Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa,...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...), sinh vật (động, thực vật) và con người.

   + Ngoại lực có tác động rất lớn trong quá trình làm biến đổi địa hình.

- Nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời vì: dưới tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết,...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ mặt trời.

Câu 2: Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học?

Lời giải:

- Phong hóa lí học chỉ làm đá vỡ vụn mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

- Phong hóa hóa học làm cho đá bị biến đổi cả thành phần hóa học và khoáng vật.

- Phong hóa sinh học làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học.

Câu 3: Hãy nêu một vài hoạt động kinh tế của con người có tác động phá hủy đá.

Lời giải:

Một vài hoạt động kinh tế của con người có tác động phá hủy đá: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, thải chất hóa học vào môi trường, phá trụi lớp phủ thực vật....

Bài 1 trang 37 SGK Địa Lí 10: Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành.

Lời giải:

- Bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó.

Đối với đá chưa bị phong hóa, các tác nhân khác cũng có thể phá vỡ rồi cuốn đi. Tùy theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau. Ví dụ: xâm thực là quá trình bóc mòn do nước chảy, mài mòn là quá trình bóc mòn do nước biển, thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió...

- Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành: những khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời tạo thành), nấm đá (do tác dụng thổi mòn và mài mòn của gió), phi-o (được tạo thành do tác động của băng hà)...

Bài 2 trang 37 sgk Địa Lí 10: Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hóa, vận chuyển, bồi tụ.

Lời giải:

Quá trình phong hóa tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển. Bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.

Lý thuyết Địa Lý lớp 10 Bài 9

I. Ngoại lực

- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

- Các tác nhân của ngoại lực gồm: các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.

II. Tác động của ngoại lực

1. Quá trình phong hóa

- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2¬, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

- Nơi diễn ra: Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

- Các dạng phong hóa: hóa học, lí học và sinh học.

a. Phong hóa lí học

- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.

- Nguyên nhân chủ yếu: Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động của con người,…

- Kết quả: đá nứt vỡ, mảnh vụn,...

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Lý thuyết Địa Lí 10 ngắn gọn

Hình 9.1. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột

b. Phong hóa hóa học

- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, các chất khoáng chất hòa tan trong nước,...

- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Lý thuyết Địa Lí 10 ngắn gọn

Hình 9.2. Hang động – kết quả của sự hòa tan đá vôi da nước

c. Phong hóa sinh học

- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật.

- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất,...

- Kết quả: Đá bị phá hủy về mặt cơ giới và mặt hóa học.

- Sản phẩm: Một phần tạo thành lớp vỏ phong hóa, một phần tạo ra sản phẩm cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Lý thuyết Địa Lí 10 ngắn gọn

Hình 8.3. Rễ cây làm cho các lớp đá bị rạn nứt

I. Ngoại lực

II. Tác động của ngoại lực

1. Quá trình phong hóa

2. Quá trình bóc mòn

- Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.

- Các hình thức bóc mòn: xâm thực, thổi mòn và mài mòn.

a. Xâm thực

- Khái niệm: Là quá trình chuyển dời các sản phẩm phong hoá.

- Nguyên nhân: Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,...

- Kết quả: Tạo ra các khe, rãnh, sông suối, các vịnh, mũi đất,...

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp) | Lý thuyết Địa Lí 10 ngắn gọn

Hình 9.4. Rãnh do dòng nước tạm thời tạo ra và vịnh biển

b. Thổi mòn

- Nguyên nhân: Là quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.

- Kết quả: Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như nấm đá, cột đá,…

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp) | Lý thuyết Địa Lí 10 ngắn gọn

Hình 9.5. Các nấm đá do tác động của thổi mòn

c. Mài mòn

- Nơi diễn ra: Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.

- Nguyên nhân: Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà,…

- Kết quả: Tạo ra các dạng địa hình như vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ,…

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp) | Lý thuyết Địa Lí 10 ngắn gọn

Hình 9.6. Hàm ếch song vỗ và vách biển

3. Quá trình vận chuyển

- Khái niệm: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

- Hình thức vận chuyển:

   + Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.

   + Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá dốc.

4. Quá trình bồi tụ

- Khái niệm: Là quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích) phá hủy.

- Nguyên nhân: Do gió, dòng chảy, song biển,…

- Kết quả: Tạo nên địa hình mới như cồn cát, đụn cát (sa mạc), bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông), các bãi biển.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp) | Lý thuyết Địa Lí 10 ngắn gọn

Hình 9.7. Đụn cát ở sa mạc Rub al Khali – Trung Đông và bãi bồi ven sông Hồng

Kết luận: Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa Lý 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status