Với tài liệu giải Địa lý 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt trang 108, 111, 112 SGK hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập. Giúp học sinh hiểu rõ về trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị.
Trang 108 SGK Địa Lí 10:
Em có nhận xét gì về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới.
Trả lời:
Diện phân bố rất rộng, nhưng có sự khác nhau giữa các loại cây lương thực.
- Lúa gạo: Phân bố ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.
- Lúa mì: Ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt.
- Ngô: Ở thảo nguyên nhiệt đới, cận nhiệt và một phần ôn đới.
Trang 111 SGK Địa Lí 10:
Dựa vào hình 28.5 (trang 111 - SGK), em hãy cho biết vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.
Trả lời:
- Mía: Ở miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở Bra-xin, Ân Độ, Trung Quốc, Cu-ba...
- Củ cải đường: Ở miền ôn đới và cận nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì. U-crai-na, Ba Lan,...
- Cà phê: Cây trồng của miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở các nước Bra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a,...
- Chè: Cây trồng của miền cận nhiệt. Trồng nhiều ở Ân Độ và Trung Quốc (mỗi nước chiếm 25% sản lượng của toàn thế giới), Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam,... Quê hương của cây chè là vùng Đông Nam Trung Quốc, Mi-an-ma và Việt Nam.
- Cao su: Tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi.
Bài 1 SGK trang 112 Địa lí 10:
Dựa vào bảng số liệu (trang 112 - SGK), hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm. Nhận xét.
Gợi ý giải:
- Vẽ biểu đồ cột:
- Nhận xét:
Sản lượng lương thực thế giới biến động qua các thời kì:
- Sản lượng tăng mạnh và giai đoạn 1950-1970, từ 676 triệu tấn lên tới 1213 triệu tấn, gấp 1,8 lần so với năm 1950.
- Sản lượng lương thực tăng đều trong giai đoạn từ 1970-1990, tăng chậm vào giai đoạn 1990-2000.
- Sản lượng lương thực giảm vào giai đoạn 2000-2003, từ 2060 triệu tấn còn 2021 triệu tấn.
Bài 2 trang 112 SGK Địa lí 10:
Nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp.
Lời giải:
- Mía
+ Đòi hỏi nhiệt độ cao, cần độ ẩm rất cao và phân hoá theo mùa.
+ Thích hợp với đất phù sa mới.
- Củ cải đường
+ Phù hợp với đất đen, đất phù sa; yêu cầu được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ.
+ Thường được trồng luân canh với lúa mì.
- Cây bông
+ Ưa nóng và ánh sáng, khi hậu ổn định.
+ Cần đất tốt và nhiều phân bón.
- Cây đậu tương; ưa ẩm. đất tơi xốp, thoát nước.
- Chè: thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.
- Cà phê: ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất badan và đất đá vôi.
- Cao su
+ Ưa nhiệt, ẩm và không chịu được gió bão.
+ Thích hợp nhất với đất badan.
Bài 3 trang 112 SGK Địa lí 10:
Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?
Lời giải:
- Rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng.
- Góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài 28 Địa lí 10: Địa lí ngành trồng trọt trang 108, 111,112 SGK ngắn gọn, đầy đủ nhất, file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!