Logo

Soạn Địa 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Địa lý 10 bài 6: Hệ chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Trái Đất là một hành tình trọng hệ Mặt Trời, cũng như các hành tinh khác Trái Đất tự quay quanh trục vừa chuyển động vừa tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Vậy các chuyển động này đã tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng trên Trái Đất
5.0
2 lượt đánh giá

Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu giải bài tập SGK bài 6 Địa lí 10. Tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 10. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Soạn địa lý lớp 10 bài 6​​​​​​​: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Trang 22 SGK Địa Lí 10: Dựa vào hình 6.1 (trang 22 - SGK) và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Trả lời:

Khu vục có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần: chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Vì: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23̊ 27’ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23̊ 27’ N lên 23o27' B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực.

Vì: trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 66o33'. Để tạo góc 90o thì góc phụ phải là 23o27', trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23o27’.

Bài 1 (trang 24 SGK Địa Lí 10): Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Lời giải:

Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa đông (tháng mười), ngày ngắn hơn đêm.

Bài 2 (trang 24 SGK Địa Lí 10): Sự thay đổi các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?

Lời giải:

Tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan thiên nhiên (thiên nhiên khác nhau giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông).

Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích hợp với các mùa (Ví dụ mùa thu hoạch các loại trái cây: mùa vụ lúa, mùa thu hoạch cà phê,...).

Bài 3 (trang 24 SGK Địa Lí 10): Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?

Lời giải:

Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.

Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.

File tải miễn phí bài 6 địa lý 10:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập địa lí 10 bài 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status