Với bộ tài liệu giải Địa lớp 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng được biên soạn bởi ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa và tổng hợp lý thuyết bài học. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.
Trang 25 SGK Địa Lí 10: Quan sát hình 7.1 (trang 25 - SGK), mô tả cấu trúc của Trái Đất.
Trả lời:
Cấu trúc Trái Đất gồm nhiều lớp.
- Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ đại dương (đến 5 km) và vỏ lục địa (đến 70 km)
- Lớp Manti: gồm Manti trên (từ 15 đến 700 km) và Manti dưới (từ 700 đến 2.900 km).
- Nhân Trái Đất; gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km).
Trang 26 SGK Địa Lí 10: Quan sát hình 7.2, cho biết sự khác nhau giữa vở lục địa và vỏ đại dương.
Trả lời:
- Vỏ lục địa phân bố ở các lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 đến 40 km (miền núi cao đến 70 - 80 km); cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.
- Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 - 10 km; không có lớp đá granit
Trang 26 SGK Địa Lí 10: Quan sát hình 7.1, cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?
Trả lời:
Lớp Manti được chia thành 2 tầng:
- Manti trên từ 15 đến 700km
- Manti dưới từ 700 đến 2900km
Trang 27 SGK Địa Lí 10: Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?
Trả lời:
7 mảng lớn: Mảng Thái Binh Dương, mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, mảng Âu Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
Trang 28 SGK Địa Lí 10: Quan sát hình 7.4, cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả cua mỗi cách tiếp xúc.
Trả lời:
- Tiếp xúc tách giãn: Tạo ra các sóng núi ngầm ở đại dương.
- Tiếp xúc dồn ép: Tạo ra các đảo núi lửa, các vực biển sâu.
Câu 1: Dựa vào hình 7.1 (trang 25 - SGK) và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).
Lời giải:
Câu 2: Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
Lời giải:
- Thuyết kiến tạo mới cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng gọi là các mảng kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ân Độ - Ô - Xờ-xtrây-li-a, mảng Âu - Á, máng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
- Các mảng kiến lạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.
- Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
- Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...
1. Cấu trúc của Trái Đất
- Trái Đất là một vật thể lớn, nghiên cứu có nhiều khó khan.
- Phương pháp nghiên cứu Trái Đất là phương pháp địa chấn.
- Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp Manti và nhân Trái Đất.
Hình 7.1. Cấu trúc của Trái Đất
1.1. Lớp vỏ Trái Đất
Hình 7.2. Lớp vỏ Trái Đất. Thạch quyển
- Khái niệm: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km.
- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: đá trầm tích, tầng granit và tầng badan.
- Vỏ Trái Đất phân thành: vỏ đại dương và vỏ lục địa.
1.2. Lớp Manti
- Khoảng cách: Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.
- Đặc điểm: tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn.
- Thạch quyển: vỏ Trái Đất và manti trên (100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài Trái Đất.
1.3. Nhân Trái Đất
- Độ dày khoảng 3470km.
- Có nhiệt độ và áp suất rất lớn.
- Thần phần vật chất: chủ yếu các kim loại nặng như sắt, niken.
2. Thuyết Kiến tạo mảng
Hình 7.3. Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển
- Nội dung thuyết Kiến tạo mảng: Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gẫy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo, có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên và trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có nhiều cách tiếp xúc.
- Các đơn vị kiến tạo mảng: Bảy mảng kiến tạo lớn là Thái Bình Dương; Ấn Độ - Ôxtrâylia; Âu - Á; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Nam Cực.
- Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên: Tiếp xúc tách dãn, tiếp xúc dồn nén và tiếp xúc trượt ngang.
Hình 7.4a. Hai mảng kiến tạo tách rời nhau, 7.4b. Hai mảng kiến tạo xô vào nhau
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa Lý 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.