Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn sách bài tập môn Vật Lí lớp 12 Bài 13: Các mạch điện xoay chiều được trình bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới.
Đặt điện áp xoay chiều u = U√2ωt vào hai đầu một điện trở thuần R = 110Ω thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua điện trở bằng √2A. Giá trị u bằng
A. 220√2 V.
B. 220 V.
C. 110 V.
D. 100√2 V.
Lời giải:
Đáp án: D
Khi dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy trong cuộn cảm thuần có độ tư cảm 1/2π(H)thì cảm kháng của cuôn cảm này bằng
A. 25 Ω.
B. 75 Ω.
C. 50 Ω.
D. 100 Ω.
Lời giải:
Đáp án: C
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì
A. cường độ dòng điện trong mạch trễ pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. dòng điện xoay chiều không thể tồn tại trong mạch.
C. tần số của dòng điện trong đoạn mạch khác tần số của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Lời giải:
Đáp án: D
Đặt điện áp u = 100cos100πt(V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1/2π(H). Biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
A. i = 2cos(100πt - π/2) (A).
B. i = 2cos(100πt + π/2) (A).
C. i = 2√2cos(100πt - π/2) (A).
D. i = 2√2cos(100πt + π/2) (A).
Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
Đặt điện áp xoay chiều u = 100√2cos100πt (V) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 2.10-4/π(F).
Biểu thức cường độ dòng điện qua tụ điện là :
A. i = 2cos(100πt - π/2) (A).
B. i = 2√2cos(100πt + π/2) (A).
C. i = 2cos(100πt + π/2) (A).
D. i = 2√2cos(100πt - π/2) (A).
Mắc một cuộn cảm có hệ số tự cảm L và điện trở r vào một mạch điện xoay chiều. Có thể coi mạch điện này như
A. một điện trở thuần mắc song song với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện cùng pha với điện áp.
B. một điện trở thuần mắc song song với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện lệch pha với điện áp.
C. một điện trở thuần mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện cùng pha với điện áp.
D. một điện trở thuần mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện lệch pha với điện áp.
Lời giải:
Đáp án: D
Đặt điện áp u = U0cos(100πt - π/3)(V) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 2.10-4/π(F). Ớ thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 150 V thìncường độ dòng điện trong mạch là 4 A. Tìm biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch.
Lời giải:
Theo bài ra ta có
u = U0cos(100πt - π/3)
i = I0cos(100πt - π/3 + π/2) = = I0sin(100πt - π/3)
I0 = U0/ZC = U0/50
Từ U0cos(100πt - π/3) = 150
⇒ cos(100πt - π/3) = 150/U0
I0sin(100πt - π/3) = 4
⇒ sin(100πt - π/3) = 200/U0
Từ
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt + π/3)(V) vào hai đầu một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1/2π(H). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 100√2V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Tìm biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm.
Lời giải:
Theo bài ra ta có
u = U0cos(100πt + π/3)
i = I0cos(100πt + π/3 - π/2)
= I0sin(100πt + π/3)
ZL = ωL = 1/2π.100π = 50Ω
⇒ 2.104 + 104 = U02 ⇒ U0 = 100√3
⇒ i = 2√3cos(100πt - π/6) (A)
Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 4 A, tần số 50 Hz và có giá trị cực đại tại thời điểm t = 0.
a) Viết biểu thức của cường độ dòng điện.
b) Viết biểu thức của điện áp xoay chiều, biết điện áp hiệu dụng là 220 V và điện áp sớm pha π/2 so với dòng điộn.
c) Vẽ trên cùng một đồ thị các đường biểu diễn sự biến thiên của cường độ dòng điện và điện áp theo thời gian.
Lời giải:
a) Viết biểu thức của cường độ dòng điện.
I0 = I√2 = 4√2A
ω = 2πf = 100π(rad/s)
t = 0; i = I0cosφ = I0 ⇒ cosφ = 1 ⇒ φ = 0
i = 4√2cos100πt (A)
b) Viết biểu thức của điện áp xoay chiều
U0 = U√2 = 220√2A
ω = 2πf = 100π(rad/s)
u = 220√2cos(100πt + π/2) (A)
c) Vẽ trên cùng một đồ thị các đường biểu diễn sự biến thiên của cường độ dòng điện và điện áp theo thời gian.
Đặt vào tụ điện C = 1/5000π (F) một điên áp xoay chiều u = 120√2cosωt(V). Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong mạch trong hai trường hợp :
a) ω = 100π rad/s.
b) ω = 1000π rad/s.
Lời giải:
a) Theo bài ra ta có
ZC = 50Ω; I = 120/50 = 2,4 (A)
i = 2,4√2cos(100πt + π/2) (A)
b) Theo bài ra ta có
ZC = 5Ω; I = 120/5 = 24 (A)
i = 24√2cos(1000πt + π/2) (A)
Đặt vào cuộn cảm thuần L = 0,5/π (H) một điện áp xoay chiều u = 120√2cosωt (V). Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong mạch trong hai trường hợp :
a) ω = 100π rad/s.
b) ω = 1000π rad/s.
Lời giải:
a) Theo bài ra ta có
ZL = 50Ω; I = 120/50 = 2,4 (A)
i = 2,4√2cos(100πt - π/2) (A)
b) Theo bài ra ta có
ZL = 500Ω; I = 120/500 = 0,24 (A)
i = 0,24√2cos(1000πt - π/2) (A)
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải sách bài tập Vật Lí Bài 13: Các mạch điện xoay chiều lớp 12, chi tiết, đầy đủ nhất file PDF hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.