Logo

Giải SBT Vật lý 12 Bài 33: Mẫu nguyên tử Bo (chính xác)

Giải SBT Vật lý 12 Bài 33: Mẫu nguyên tử Bo chính xác trang 94, 95, 96, 97, 98, bao gồm lời giải trong sách bài tập. Hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và luyện giải các dạng bài tập thành thạo.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn sách bài tập môn Vật Lí lớp 12 Bài 33: Mẫu nguyên tử Bo được trình bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải sách bài tập Vật lý lớp 12 Bài 33.1 trang 94

Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điếm nào ?

A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

B. Hình dạng quỹ đạo của các êlectron.

C. Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectron.

D. Trạng thái có năng lượng ổn định.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải Bài 33.2 SBT Vật lý lớp 12 trang 94

Hãy chỉ ra câu nói lên nội dung chính xác của tiên đề về các trạng thái dừng. Trạng thái dừng là

A. trạng thái có năng lượng xác định.

B. trạng thái mà ta có thể tính toán được chính xác năng lượng của nó.

C. trạng thái mà năng lượng của nguyên tử không thể thay đổi được.

D. trạng thái trong đó nguyên tử có thể tồn tại một thời gian xác định mà không bức xạ năng lượng.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải Bài 33.3 sách bài tập Vật lý lớp 12 trang 94

Câu nào dưới đây nói lên nội dung chính-xác của khái niệm về quỹ đạo dừng ?

A. Quỹ đạo có bán kính tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp.

B. Bán kính quỹ đạo có thể tính toán được một cách chính xác.

C. Quỹ đạo mà êlectron bắt buộc phải chuyển động trên đó.

D. Quỹ đạo ứng với năng lượng của các trạng thái dừng.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải sách bài tập Vật lý lớp 12 Bài 33.4 trang 94

Nội dung của tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên được phản ánh trong câu nào dưới đây ?

A. Nguyên tử phát ra một phôtôn mỗi lần bức xạ ánh sáng.

B. Nguyên tử thu nhận một phôtôn mỗi lần hấp thụ ánh sáng.

C. Nguyên tử phát ra ánh sáng nào thì có thể hấp thụ ánh sáng đó.

D. Nguyên tử chỉ có thể chuyển giữa các trạng thái dừng. Mỗi lần chuyển, nó bức xạ hay hấp thụ một phôtôn có năng lượng đúng bằng độ chên lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải Bài 33.5 SBT Vật lý lớp 12 trang 95

Xét ba mức năng lượng EK < EL < EM của nguyên tử hiđrô. Cho biết EL - EK > EM - EL. Xét ba vạch quang phổ (ba ánh sáng đơn sắc) ứng với ba sự chuyển mức năng lượng như sau :

Vạch λLK ứng với sự chuyển EL → EK.

Vạch λML ứng với sự chuyển EL → EK.

Vạch λMK ứng với sự chuyển EM → EK.

Hãy chọn cách sắp xếp đúng.

A. λLK < λML < λMK.       

B. λLK > λML > λMK.

C. λMK < λLK < λML.       

D. λMK > λLK > λML.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải Bài 33.6 sách bài tập Vật lý lớp 12 trang 95

Bước sóng ứng với bốn vạch quang phổ của hiđrô là vạch tím : 0,4102 μm; vạch chàm : 0,4340 μm; vạch lam 0,4861 μm và vạch đỏ : 0,6563 μm. Bốn vạch này ứng với sự chuyến của êlectron trong nguyên tử hiđrô từ các quỹ đạo M, N, o và p về quỹ đạo L. Hỏi vạch lam ứng với sự chuyển nào ?

A. Sự chuyển M → L.       

B. Sự chuyển N → L.

C. Sự chuyển O → L.       

D. Sự chuyển P → L.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải sách bài tập Vật lý lớp 12 Bài 33.7 trang 95

Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hiđr trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô.

A. Trạng thái L.       

B. Trạng thái M.

C. Trạng thái N.       

D. Trạng thái O.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải Bài 33.8 SBT Vật lý lớp 12 trang 95

Ta thu được quang phổ vạch phát xạ của một đám khí hiđrô trong hai trường hợp sau :

Trường hợp I : Kích thích đám khí hiđrô bằng ánh sáng đơn sắc mà các phôtôn có năng lượng ε1 = EM - EK.

Trường hợp 2 : Kích thích đám khí hiđrô bằng ánh sáng đơn sắc mà các phôtôn có năng lượng ε2 = EM - EL.

Hỏi trong trường hợp nào ta sẽ thu được vạch quang phổ ứng với sự chuyển Em → El của các nguyên tử hiđrô ?

A. Trong cả hai trường hợp, ta đều thu được vạch quang phổ nói trên.

B. Trong cả hai trường hợp, ta đều không thu được vạch quang phổ nói trên.

C. Trong trường hợp 1, ta thu được vạch quang phổ nói trên ; trong trường hợp 2 thì không.

D. Trong trường hợp 1 thì không ; trong trường hợp 2, ta sẽ thu được vạch quang phổ nói trên.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải Bài 33.9 sách bài tập Vật lý lớp 12 trang 96

Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N là

A. 47,7.10-11 m.       

B. 84,8.10-11 m.

C. 21,2.10-11 m.       

D. 132,5.10-11 m.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải sách bài tập Vật lý lớp 12 Bài 33.10 trang 96

Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch ?

A. 3.       

B. 6.       

C. 1.       

D. 4.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải Bài 33.11 SBT Vật lý lớp 12 trang 96

Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

A. 12r0.       

B. 4r0.       

C. 9r0.       

D. 16r0.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải Bài 33.12 sách bài tập Vật lý lớp 12 trang 96

Theo tiên đề Bo, khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo L sang quỹ đạo K thì nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn có bước sóng λ21, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn. có bước sóng λ32 và khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ31. Biểu thức xác định λ31 là

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

Lời giải:

Đáp án: D

Giải sách bài tập Vật lý lớp 12 Bài 33.13 trang 97

Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức En = -13,6/n2(eV) (với n = 1, 2, 3,...). Khi êlectrôn chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 về quỹ đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ1. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 5 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ2. Mốì liên hệ giữa hai bước sóng λ1 và λ2 là

A. λ2 = 5λ1.       

B. λ2 = 4λ1.

C. 27λ2 = 128λ1.       

D. 189λ2 = 800λ1.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải Bài 33.14 SBT Vật lý lớp 12 trang 97

Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 2,12.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng

A. L       

B. N.       

C.O.       

D.M.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải Bài 33.15 sách bài tập Vật lý lớp 12 trang 97

Để ion hoá nguyên tử hiđrô, người ta cần một năng lượng là 13,6 eV. Tính bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ có thể có được trong quang phổ của hiđrô.

Lời giải:

Năng lượng ion hoá nguyên tử hiđrô là năng lượng cần thiết để đưa êlectron từ quỹ đạo K lên quỹ đạo ngoài cùng. Nó đúng bằng năng lượng của phôtôn do nguyên tử hiđrô phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo ngoài cùng vào quỹ đạo K.

hc/λmin = Wion = 13,6eV = 13,6.1,6.10-19J

λmin = hc/Wion = 0,9134.10-7m

Giải sách bài tập Vật lý lớp 12 Bài 33.16 trang 97

Biết độ lớn của năng lượng toàn phần của êlectron trong nguyên tử hiđró thì tỉ lệ nghịch với độ lớn của bán kính quỹ đạo. Năng lượng toàn phần của êlectron gồm động năng của êlectron và thế năng tương tác của nó với hại nhân. Mặt khác, lại biết năng lượng toàn phần của êlectron trên quỹ đạo càng xa hạt nhân thì càng lớn. Gọi WK và WN là năng lượng toàn phần của êlectron trên các quỹ đạo K và N. Tính WN theo WK

Lời giải:

Ta có: |WK| = A/rK; |WN| = A/rN là môt hê số tỉ lệ.

Mặt khác, ta lại có : rN = 16rK.

Do đó, |WK|= 16|WN| hay WK = 16WN.

Nếu WK và WN đều dương thì WK > WN. Điều đó không đúng. Vậy cả WK và WN đều âm và WN = WK (với WK < WN < 0)

Giải Bài 33.17 SBT Vật lý lớp 12 trang 97

Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 0,1026 μm. Tính năng lượng của phôtôn này theo eV.

Lấy h = 6,625.10-34 J.s ; e = 1,6.10-19 c và c = 3.108 m/s.

Lời giải:

Theo bài ra ta có

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12 

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

Giải Bài 33.18 sách bài tập Vật lý lớp 12 trang 97

Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức En = -13,6/n2(eV) (với n = 1, 2, 3,...). n = 1 ứng với trạng thái cơ bản và quỹ đạo K, gần hạt nhân nhất : n = 2, 3, 4... ứng với các trạng thái kích thích và các quỹ đạo L, M, N,...

a)Tính năng lượng của phôtôn (ra eV) mà nguyên tử hiđrô phải hấp thụ để êlectron của nó chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo N.

b) Ánh sáng ứng với phôtôn nói trên thuộc vùng quang phổ nào (hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy...) ?

Cho h = 6,625.10-34J.S ; c = 3.108 m/s ; e = 1,6.10-19C.

Lời giải:

a) Theo bài ra ta có

εKN = E4 - E1 = -13,6/16 - (-13,6/1) = 12,75eV

b) λ = hc/ε = 0,9742.10-7m = 0,0974 μm ⇒ thuộc vùng tử ngoại.

Giải sách bài tập Vật lý lớp 12 Bài 33.19 trang 98

Năng lượng của nguyên tử hiđrô ở các trạng thái dừng được xác định bởi công thức En = -13,6/n2(eV) (với n = 1, 2, 3,...). n = 1 ứng với trạng thái cơ bản (trạng thái K) ; n = 2, 3, 4... ứng với các trạng thái kích thích (các trạng thái L, M, N,...). Quang phổ của nguyên tử hiđrô trong vùng ánh sáng nhìn thấy có 4 vạch là : đỏ, lam, chàm và tím. Các vạch này ứng với sự chuyển của các nguyên tử hiđrô từ các trạng thái kích thích M, N, O, P vể trạng thái L Hãy tính bước sóng ánh sáng ứng với các vạch đỏ, lam, chàm và tím.

Cho h = 6,625.10-34 J.s ; c = 3.108 m/s ; e = 1,6.10-19 C.

Lời giải:

Bước sóng của ánh sáng do nguyên tử hiđrô phát ra được tính theo công thức :

λ = hc/ε; ε = Ethấp - Ecao

Đối với vạch đỏ :

εđỏ = EM - EL = -13,6/9 - (-13,6/4) = 1,89eV

λđỏ = hc/εđỏ = 6,5 μm

Đối với vạch lam .

εlam = EN - EL = -13,6/16 - (-13,6/4) = 2,55eV

λlam = hc/εlam = 0,4871 μm

Đối với vạch chàm :

εchàm = EO - EL = -13,6/25 - (-13,6/4) = 2,856eV

λchàm = hc/εchàm = 0,435 μm

Đối với vạch tím :

εtím = EM - EP = -13,6/36 - (-13,6/4) = 3,02eV

λtím = hc/εtím = 0,4113 μm

Giải Bài 33.20 SBT Vật lý lớp 12 trang 98

Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơn-ghen là U = 25 kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm êỉectron phát ra từ catôt bằng không. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 ; điện tích nguyên tố bằng 1,6.10-19 C. Tính tần số lớn nhất của tia Rơn-ghen mà ống này có thể phát ra.

Lời giải:

Công mà điện trường giữa anôt và catôt của ống Rơn-ghen sinh ra khi êlectron bay từ catôt đến anôt bằng đô tăng động năng của êlectron :

-eUAK = Wđcuối - Wđđầu = mv2/2 - 0 ⇒ mv2/2 = eUAK

Khi đập vào anôt thì êlectron truyền toàn bộ động năng của nó cho một nguyên tử và kích thích cho nguyên tử này phát ra tià Rơn-ghen. Nếu không bị mất mát năng lượng thì năng lượng, cực đại của phôtôn tia Rơn-ghen đúng bằng động năng của êlectron :

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải sách bài tập Vật Lí Bài 33: Mẫu nguyên tử Bo lớp 12, chi tiết, đầy đủ nhất file PDF hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status