Logo

Giải vở bài tập Sinh học lớp 7 Bài 11: Sán lá gan (Ngắn nhất)

Giải vở bài tập Sinh học lớp 7 Bài 11: Sán lá gan (Ngắn nhất). Hướng dẫn cách làm bài tập trong VBT nhanh và chính xác nhất. Hỗ trợ các em hiểu sâu và ứng dụng với các câu hỏi tương tự.
5.0
1 lượt đánh giá

Với bộ giải vở bài tập Sinh học lớp 7 Bài 11: Sán lá gan có lời giải chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của học sinh tốt hơn. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Giải VBT Sinh học lớp 7 Bài 11: Nơi sống, cấu tạo và di chuyển trang 28

Bài 1 (trang 28 VBT Sinh học 7):

Sán lá gan là giun dẹp thích nghi với đời sống kí sinh:

Trả lời:

- Hình dạng: dẹp, đối xứng hai bên

- Cấu tạo: mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển. Hầu có cơ khỏe giúp hút chất dinh dưỡng.

- Di chuyển: chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh.

Giải vở bài tập Sinh học 7 Bài 11: Dinh dưỡng trang 28

Bài 1 (trang 28 VBT Sinh học 7):

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Trả lời:

Sán lá gan dùng 2 giác bám bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hoá vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan chưa có hậu môn.

Giải VBT Sinh học lớp 7 Bài 11: Sinh sản trang 29

Bài 1 (trang 29 VBT Sinh học 7):

Chọn trong cụm từ: bình thường, tiêu giảm, phát triển… để điền vào bảng 1 sao cho thích hợp

Trả lời:

Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo của sán lông, sán lá gan

Giải VBT sinh 7

Bài 2 (trang 29 VBT Sinh học 7):

Quan sát hình 11.2 (SGK), cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:

Trả lời:

- Trứng sán lá gan không gặp nước.

- Ấu trùng nở ra không gặp các cơ thể ốc thích hợp.

- Ốc chứa vật kí sinh bị các động vật khác (cá, vịt, chim nước,…) ăn thịt mất.

- Kén sán bám vào rau bèo… chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải.

Không nở được ấu trùng; ấu trùng chết, không phát triển; không nở thành sán.

- Sán là gan có những biến đổi thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển. Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển đề chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh.

Giải vở bài tập Sinh học 7 Bài 11: Ghi nhớ trang 29

Sán lá gan có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và ruột phân nhánh.

Sống trong nội tạng trâu, bò, nên mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển.

Vòng đời sán lá gan có đặc điểm: thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.

Giải VBT Sinh học lớp 7 Bài 11: Câu hỏi trang 30

Câu 1 (trang 30 VBT Sinh học 7):

Vì sao trâu, bò nước ta mác bệnh sán lá gan nhiều?

Trả lời:

- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.

- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.

Câu 2 (trang 30 VBT Sinh học 7):

Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?

Trả lời:

- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.

- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trở thành kén sán.

- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Sinh học lớp 7 Bài 11: Sán lá gan (Ngắn nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status