Logo

Giải vở bài tập Sinh học lớp 7 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét (Ngắn nhất)

Giải vở bài tập Sinh học lớp 7 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét (Ngắn nhất). Hướng dẫn cách làm bài tập trong VBT nhanh và chính xác nhất. Hỗ trợ các em hiểu sâu và ứng dụng với các câu hỏi tương tự.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập VBT Sinh học Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét lớp 7 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.

Giải VBT Sinh học lớp 7 Bài 6: Trùng kiết lị trang 17

Giải trang 17 VBT Sinh học 7

Đánh dấu (✓) vào ô trống ở các ý đúng trong các câu sau:

Trả lời:

   - Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở điểm nào trong số các đặc điểm sau:

Có chân giả

Có di chuyển tích cực

 

Sống tự do trong thiên nhiên

 

Có hình thức bào xác

 

   - Trùng kiết lị khác trùng biến hình ở điểm nào trong số các điểm sau:

Chỉ ăn hồng cầu

Có chân giả ngắn

Có chân giả dài

 

Không có hại

 

Giải vở bài tập Sinh học 7 Bài 6: Trùng sốt rét trang 17, 18

Bài 1 (trang 17 VBT Sinh học 7):

Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bẳng sau:

Trả lời:

Bảng. So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Giải VBT sinh 7

Bài 2 (trang 18 VBT Sinh học 7):

Điền các biện pháp cụ thể để phòng chống bệnh sốt rét vào bảng sau:

Trả lời:

Cách phòng chống

Diệt muỗi Anophen

Diệt bọ gậy

Tránh muỗi đốt

Dùng thuốc chữa bệnh

Các biện pháp cụ thể

Ăn, ở sạch sẽ, ngăn nắp, diệt muỗi anophen. Thường xuyên quét dọn, phát quang bụi rậm

Khai thông cống rãnh, đậy các bể nước, thả cá diệt bọ gậy

Mắc màn khi đi ngủ

Dùng thuốc, tiêm phòng đầy đủ

Giải VBT Sinh học lớp 7 Bài 6: Ghi nhớ trang 18

Trùng kiết lị và trùng sốt rét thích mghi rất cao với lối sống kí sinh. Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột của người và động vật. Trùng sốt rét kí sinh ở máu người và thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anophen. Cả hai đều hủy hoại hồng cầu gây ra bệnh nguy hiểm. Trùng sốt rét lan truyền qua muỗi Anophen, nên phòng chống sốt rét khó khăn và lâu dài, nhất là ở miền núi.

Giải vở bài tập Sinh học 7 Bài 6: Câu hỏi trang 18, 19

Câu 1 (trang 18 VBT Sinh học 7):

Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống nhau và khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.

Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:

- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).

- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu

Câu 2 (trang 18 VBT Sinh học 7):

Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người?

Trả lời:

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Câu 3 (trang 19 VBT Sinh học 7):

 Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?

Trả lời:

Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp,....

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Sinh học lớp 7 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét (Ngắn nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status