Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập VBT Sinh học Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm lớp 7 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.
Bài 1 (trang 49 VBT Sinh học 7):
Quan sát hình 21.1 (SGK), đánh dấu (√) hoặc điền cụm từ gợi ý:
Ở cạn, biển, ở nước ngọt, nước lợ, vùi lấp, bò chậm chạp, bơi nhanh, vỏ xoắn ốc, 2 mảnh vỏ, vỏ tiêu giảm vào bảng 1 sao cho phù hợp.
Trả lời:
Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành Thân mềm
Bài 2 (trang 50 VBT Sinh học 7):
Nêu các đặc điểm chung của thân mềm
Trả lời:
Đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Giải trang 50 VBT Sinh học 7
Chọn tên các đại diện thân mềm có ở địa phương em ghi vào bảng 2.
Trả lời:
STT | Ý nghĩa thực tiễn | Tên đại diện |
1 | Làm thực phẩm cho người | Ngao, sò, ốc, hến, trai,… |
2 | Làm thức ăn cho động vật khác | Ốc, hến,… |
3 | Làm đố trang trí | Ngọc trai |
4 | Làm vật trang trí | Vỏ ốc, ngao, sò,… |
5 | Làm sạch môi trường nước | Trai, hến,… |
6 | Có hại cho cây trồng | Ốc sên, ốc bươu vàng,… |
7 | Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán | Ốc |
8 | Có giá trị xuất khẩu | Bào ngư, sò huyết,… |
9 | Có giá trị về mặt địa chất | Vỏ ốc, vỏ sò,… |
Trai, sò, ốc sên, ốc bươu vàng, mực có môi trường sống và lối sống rất khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. Trừ một số thân mềm có hại còn hầu hết chúng đều có lợi về nhiều mặt.
Câu 1 (trang 51 VBT Sinh học 7):
Vì sao khoa học lại xếp con mực bơi nhanh cùng ngành với con ốc sên bò chậm chạp?
Trả lời:
Vì chúng đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản
Câu 2 (trang 51 VBT Sinh học 7):
Ở các chợ và vùng biển địa phương em có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị xuất khẩu?
Trả lời:
Các loài thân mềm được bán làm thực phẩm là: trai, hến, sò, mực, bạch tuộc,…
Loài có giá trị xuất khẩu: mực, bạch tuộc, sò huyết, bài ngư,…
Vi chúng đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản
► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Sinh học lớp 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (Ngắn nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí!