Logo

Tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3: Bảng chia 7 (đầy đủ)

Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3: Bảng chia 7 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Hỗ trợ các em học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo hiểu và nắm vững kiến thức trọng tâm trong bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo tham khảo bản tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3: Bảng chia 7 được biên soạn đầy đủ và ngắn gọn nhất từ đội ngũ chuyên gia.

Lý thuyết về Bảng chia 7

Kiến thức cần nhớ:

- Bảng chia 7 và phép chia trong phạm vi 7

Xuất phát từ phép nhân 7, ta có thể nhẩm được giá trị của phép chia 7:

Lý thuyết Toán lớp 3: Bảng chia 7

- Tìm được giá trị 7 của một số hoặc một hình đơn giản:

+) Chia số ban đầu cho 7.

+) Chia hình đã cho thành 7 phần bằng nhau và tô màu một phần.

Các dạng toán về Bảng chia 7

Dạng 1: Tính nhẩm

Dựa vào bảng nhân và chia 7 đã học, nhẩm tính các kết quả của phép nhân, chia trong phạm vi 7

Ví dụ: 42 : 7

Giải:

Nhẩm 7 x 6 = 42 nên 42:7 = 6

Dạng 2: Toán đố

Bước 1: Đọc và phân tích đề bài, cho giá trị của một số nhóm bằng nhau, yêu cầu tìm giá trị của “mỗi”hoặc “một” nhóm.

Bước 2: Muốn tìm giá trị của một nhóm, ta lấy giá trị của các nhóm chia cho số nhóm.

Bước 3: Trình bày lời giải.

Bước 4: Kiểm tra cách trình bày và kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một sợi dây dài 56 cm được cắt thành 7 đoạn bằng nhau. Mỗi đoạn dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

- Phân tích đề và tìm cách giải:

Muốn tìm độ dài một đoạn thẳng thì ta lấy độ dài của cả sợi dây đem chia cho 7

Giải:

Mỗi đoạn dây dài số xăng-ti-mét là:

56 : 7 = 8

Đáp số: 8cm

Dạng 3: Giá trị một phần 7

Dạng 4: Tính giá trị biểu thức

Muốn tính giá trị của biểu thức, ta cần ghi nhớ quy tắc chung:

+ Biểu thức có chứa nhân/chia và cộng trừ thì cần làm phép toán nhân/chia trước, sau đó đến các phép toán cộng/trừ.

+ Biểu thức chỉ có chứa phép nhân và phép chia thì ta thực hiện các phép toán theo thứ tự từ trái sang phải.

Dạng 5: Tìm x

Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

X x 3 = 9

X = 9 : 3

X = 3

Dạng 6: So sánh

Bước 1: Tính giá trị các biểu thức, phép tính.

Bước 2: So sánh và dùng dấu >; < hoặc = thích hợp.

Ví dụ: Phép toán có giá trị bé nhất là:

A. 35 : 7 B. 42 : 6 C. 54 : 6

Giải:

Tính giá trị của các phép toán

35 : 7 = 5

42 : 6 = 7

54 : 6 = 9

(Đáp án A đúng).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3: Bảng chia 7 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status