Logo

Tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) (đầy đủ)

Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) ngắn gọn và đầy đủ nhất. Hỗ trợ các em học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo hiểu và nắm vững kiến thức trọng tâm trong bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo tham khảo bản tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) được biên soạn đầy đủ và ngắn gọn nhất từ đội ngũ chuyên gia.

Lý thuyết về Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)

Kiến thức cần nhớ:

- Phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ):

Bước 1: Lấy số có một chữ số nhân với chữ số hàng đơn vị của số có hai chữ số.

Bước 2: Lấy số có một chữ số nhân với chữ số hàng chục có trong số có hai chữ số.

Ví dụ:

Lý thuyết Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)

- Vận dụng phép nhân vào giải các bài toán đố.

Các dạng toán về Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)

Dạng 1: Đặt tính và tính

Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có $2$ chữ số và thừa số thứ hai là số có một chữ sổ.

Bước 2: Thực hiện phép nhân, lấy số có một chữ số nhân với từng chữ số của số có hai chữ số theo thứ tự từ phải sang trái.

Dạng 2: Toán đố

Khi bài toán cho giá trị của “mỗi” hay “một nhóm” và yêu cầu tính giá trị của hai hay nhiều nhóm tương tự như vậy thì ta cần thực hiện phép toán nhân để tính.

Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức.

Thứ tự thực hiện phép toán sẽ là nhân, chia trước cộng trừ sau.

Nếu biểu thức chỉ có nhân hoặc chia thì thực hiện từ trái sang phải.

Dạng 4: Tìm số còn thiếu

Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.

Dạng 5: So sánh

Bước 1: Tính giá trị của các biểu thức.

Bước 2: So sánh các giá trị vừa tìm được, điền dấu >;< hoặc = nếu có.

Dạng 6: Mối quan hệ của các thành phần trong phép nhân.

Trong một phép nhân, nếu một thừa số gấp lên bao nhiêu lần thì tích cũng gấp lên bấy nhiêu lần.

Ví dụ:

Bài 1. Tính:

a) 11 x 6

b) 22 x 4

c) 13 x 2

d) 11 x 5

e) 33 x 3

Giải:

Bài 1.

a) 11 x 6 = 66

b) 22 x 4 = 88

c) 13 x 2 = 26

d) 11 x 5 = 55

e) 33 x 3 = 99

Nhận xét: Trong một phép nhân, nếu giữ nguyên một thừa số và thừa số còn lại gấp lên bao nhiêu lần thì tích mới cũng gấp lên bấy nhiêu lần so với tích cũ.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status