Mời các em học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo tham khảo bản tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3: Thực hành xem đồng hồ được biên soạn đầy đủ và ngắn gọn nhất từ đội ngũ chuyên gia.
Kiến thức cần nhớ:
- Biết cách xem và đọc giờ của đồng hồ đã cho.
- Tính được khoảng thời gian trôi qua giữa hai giờ bất kì.
- Xác định vị trí của kim giờ và kim phút để đọc được giờ mà đồng hồ đang chỉ.
+) Giờ tròn: Kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào đúng số nào thì em đọc giờ theo số đó.
+) Giờ lẻ:
- Mỗi khoảng của hai số liên tiếp trên mặt đồng hồ là 5 phút.
- Tính số phút đã trôi qua bằng cách nhẩm từ vị trí số 12 đến vị trí kim phút đang chỉ có bao nhiêu khoảng.
- Giờ có 30 phút còn đọc là giờ rưỡi.
- Giờ có số phút lớn hơn 30 còn có thể đọc bằng giờ kém: Xác định còn bao nhiêu phút nữa thì đến giờ nguyên kế tiếp.
- Xác định vị trí của kim giờ và kim phút của giờ cho trước.
- Quay các kim đến vị trí cần thiết.
Giờ của buổi chiều có thể đọc theo kiểu 24 giờ bằng cách lấy giờ mà đồng hồ đang chỉ cộng thêm với 12.
Ví dụ: 3 giờ chiều còn có thể đọc là 15 giờ.
Các giờ chỉ 30 phút hoặc quá 30 phút thì em có thể đọc theo giờ rưỡi hoặc giờ kém.
Đếm hoặc nhẩm số giờ và số phút đã trôi qua giữa hai giờ.
Ví dụ:
- Từ 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều đã trôi qua 3 giờ 4 - 1 = 3
- Từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều đã trôi qua 1 giờ.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3: Thực hành xem đồng hồ file PDF hoàn toàn miễn phí.