Logo

Ý nghĩa Quốc huy Việt Nam, hình ảnh Quốc huy Việt Nam đẹp nhất

Chi tiết từ A-Z mọi thông tin quan trọng và cần thiết nhất giúp bạn tìm hiểu về Quốc huy Việt Nam, tham khảo những hình nền điện thoại Quốc huy Việt Nam đẹp nhất để bạn sử dụng. Xem ngay!
3.7
3 lượt đánh giá

Hy vọng bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để bạn tham khảo khi tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa Quốc huy Việt Nam một cách chuẩn xác nhất. Mời bạn theo dõi!

Khái niệm Quốc huy

Quốc huy là huy hiệu đặc trưng cho một quốc gia, quốc huy cũng có thể xem như con dấu của cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan hành chính nhà nước như Chính phủ, Ủy ban nhân dân, các cơ quan xét xử như Tòa án, cơ quan kiểm sát như Viện Kiểm Sát nhân dân đều phải có hình quốc huy để hiện hiện quyền lực của mình.

Quốc huy của mỗi quốc gia thường được quy định trong đạo luật cơ bản của Nhà nước.

Quốc huy Việt Nam

Hiến pháp năm 2013 quy định về Quốc huy của Việt Nam như sau:

"Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nữa bánh xe răng cưa và dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Ngoài ra quốc huy Việt Nam còn được xác định là biểu tượng thể hiện chế độ, hình ảnh đặc trưng của quốc gia Việt Nam, thường được in ấn trên các ấn phẩm quốc gia như tiền tệ, hộ chiếu và giấy tờ pháp lý khác…

Quốc huy Việt Nam

Quá trình ra đời của Quốc huy

Lịch sử về Quốc huy Việt Nam bắt đầu từ những năm 1950, khi một số quốc gia trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Để mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã có Công văn gửi Ban Thường vụ Quốc hội về việc sáng tác Quốc huy.

Năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy đã được phát động và thu hút đông đảo họa sỹ trên cả nước tham gia. Họa sỹ Bùi Trang Chước đã có một hành trình sáng tạo đầy ấn tượng với 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chi tiết. Trong đó, 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy của họa sỹ đã được Ban Mỹ thuật chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ.

Bản di bút "Tôi vẽ mẫu Quốc huy" của họa sỹ viết ngày 26/4/1985 đã kể rất cụ thể về hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy. Ông viết:

"Năm 1953, nhân dịp Nhà in Bộ Tài chính biệt phái tôi một thời gian để vẽ mẫu bằng và huân chương cho Chính phủ, đồng chí Trịnh Xuân Côn, Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng phụ trách bộ phận huân chương, đã đưa cho tôi một số mẫu quốc huy của các nước xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để tôi phác thảo mẫu quốc huy của ta.

Qua nghiên cứu quốc huy của bạn, đều dùng những bông lúa hoặc liềm, búa hay bánh xe để tượng trưng cho công - nông nghiệp. Về nội dung bên trong dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình. Dựa trên những gợi ý đó, tôi phác thảo một số mẫu về hình dáng khác nhau, cũng dùng những bông lúa Việt Nam và các đe hoặc bánh xe, tượng trưng cho công, nông nghiệp.

Về nội dung bên trong, tôi dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu. Song thấy cây tre con trâu ở một số nước Á đông khác cũng có, tôi lại dùng địa danh lịch sử như Đền Hùng, Gò Đống Đa, Ô Quan Chưởng hoặc Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, Tháp Rùa… Nhưng tôi thấy các phác thảo đó về hình dáng còn rắc rối, cầu kỳ và nội dung cũng chưa được ổn…

Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của tôi hồi đó là trình bày theo hình tròn, hai bên chung quanh là các bông lúa Việt Nam, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp, dưới đe là dải lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa quấn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bn hai đoạn. Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời, có tia chiếu sáng chung quanh, gợi lên hình ảnh của buổi bình minh.

Toàn bộ Quốc huy tôi dùng hai màu vàng và đỏ. Khi thực hiện sơn mài là sơn son thiếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của ta hay dùng. Các mẫu này sau đó được trình Bác Hồ, Bác chọn góp ý: Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại"...

Sau khi chỉnh sửa theo góp ý của Bác Hồ, trong Di bút của mình, Họa sỹ Bùi Trang Chước viết: "Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh hai bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, hai bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái đe, ở phía dưới, dải lụa ở giữa có chữ "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", hai đầu dải lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên hai đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót hai đầu cho gọn. Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng"...

Mẫu Quốc huy này của Họa sỹ Bùi Trang Chước được Trung ương duyệt và có ý kiến chỉ đạo chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Khi đó, Họa sỹ Bùi Trang Chước nhận nhiệm vụ tuyệt mật của Chính phủ là vẽ và in tiền, do vậy, việc chỉnh sửa một vài chi tiết đã được giao cho Họa sỹ Trần Văn Cẩn thực hiện.

Đến ngày 14/1/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 254-SL về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kèm theo đó là Phụ lục số 1, 2 in mẫu vẽ Quốc huy có tô màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu.

Quá trình ra đời của Quốc huy

Ý nghĩa Quốc huy Việt Nam

Trước hết là hình ngôi sao vàng 5 cánh đặt ở trung tâm nền đỏ của quốc huy. Màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết chiến đấu, là máu của các anh hùng liệt sĩ đã xả thân cứu nước và màu vàng là màu da của người Việt Nam. 5 cánh của ngôi sao là đại diện cho năm tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh cùng hợp lại, đoàn kết chống lại kẻ thù, xây dựng đất nước.

Tiếp đến là hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công nghiệp khẳng định: Việt Nam là nước liên minh công – nông và luôn đoàn kết cùng nhau để xây dựng đất nước phát triển hơn.

Mang ý nghĩa là biểu tượng của đất nước, của dân tộc, Quốc Huy là vật phẩm thường được các nhà lãnh đạo, người làm trong cơ quan nhà nước dùng để làm quà biếu tặng. Vì vậy, ý nghĩa của Quốc huy Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử dân tộc vượt thời gian.

Tội xúc phạm Quốc huy Việt Nam

Căn cứ vào Điều 13 của Hiến pháp năm 2013 quy định thì Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca được định nghĩa như sau:

“Điều 13.

1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.”

Tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định người nào có hành vi xâm phạm đến Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca theo quy định tại Điều 351 của Luật.

– Mặt khách thể của tội phạm: Đây là hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, xâm phạm biểu tượng Quốc gia;

– Đối tượng tác động là Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca (được xác định là biểu tượng của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)

– Về mặt khách quan: Đây là hành vi cố ý xâm phạm Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi này được thực hiện thông qua các hành động như viết, vẽ hoặc sửa chữa những nội dung không lành mạnh. Hành vi có tính chất nhạo báng, sỉ nhục hoặc có những hành động khác làm biến dạng, phá hỏng Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca.

– Về mặt chủ quan: Hành vi phạm tội được thực hiện thông qua lỗi cố ý. Có nghĩa là chủ thể nhận thức được hành vi của mình là vi phạm, nguy hiểm và mong muốn cho hành động này xảy ra.

– Về mặt chủ thể của tội phạm: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi mà pháp luật hình sự quy định.

Hình ảnh Quốc huy Việt Nam

Sau đây là một số hình Quốc huy Việt Nam, logo Quốc huy Việt Nam để bạn tham khảo:

Hình ảnh Quốc huy Việt Nam

Hình ảnh Quốc huy Việt Nam

Hình ảnh Quốc huy Việt Nam

Hình ảnh Quốc huy Việt Nam

Hình ảnh Quốc huy Việt Nam

Hình ảnh Quốc huy Việt Nam

Hình nền Quốc huy Việt Nam cho điện thoại

Một số hình nền điện thoại Quốc huy Việt Nam, hình nền Quốc huy Việt Nam cho iPhone đẹp cho các bạn sử dung:

Hình nền Quốc huy Việt Nam cho điện thoại

Hình nền Quốc huy Việt Nam cho điện thoại

Hình nền Quốc huy Việt Nam cho điện thoại

Hình nền Quốc huy Việt Nam cho điện thoại

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn tìm hiểu về quốc huy Việt Nam một chi tiết và đầy đủ nhất. Trân trọng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Ý nghĩa Quốc huy Việt Nam, hình ảnh Quốc huy Việt Nam đẹp nhất  file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status