Logo

Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 103 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật đầy đủ, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Soạn Sinh 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 26 trang 103

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 26 trang 103: 

Vi khuẩn có thể sinh sản bằng hình thức nào?

Lời giải:

Vi khuẩn có thể sinh sản bằng hình thức:

- Phân đôi

Cơ chế: Tế bào vi khuẩn tăng kích thước → màng sinh chất gấp nếp (mezoxom) → ADN bám vào; ADN tiến hành tự nhân đôi; sau đó vách ngăn hình thành → 2 tế bào vi khuẩn mới.

Kết quả: Từ 1 tế bào vi khuẩn tạo 2 tế bào vi khuẩn mới.

- Nảy chồi và tạo thành bào tử

Nảy chồi:

Tế bào mẹ hình thành chồi ở cực → chồi lớn → tách thành tế bào vi khuẩn mới.

Ví dụ: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

Sinh sản bằng ngoại bào tử: bào tử được hình thành ngoài tế bào sinh dưỡng.

Ví dụ: Vi sinh vật dinh dưỡng metan.

Sinh sản bằng bào tử đốt: bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng.

Ví dụ: Xạ khuẩn

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 26

Bài 1 (trang 105 SGK Sinh học 10): 

Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào?

Lời giải:

 Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau:

 + Nội bào tử:

- Thời điểm hình thành:

* Khi vi khuẩn gặp điều kiện môi trường bất lợi: cạn dinh dưỡng, tích lũy quá nhiều độc hại,…

* Khi đi vào giai đoạn cần nghỉ ngơi hoặc đổi mới tế bào trong chu trình sống

- Đặc điểm bào tử: kích thước nhỏ hơn tế bào sinh dưỡng, có vỏ dày là canxi đipicôlinat, có độ chịu nhiệt cao

- Vai trò: tăng khả năng chống chịu, không có vai trò sinh sản

+ Bào tử kín:

- Thời điểm hình thành: giai đoạn sinh sản

- Đặc điểm bào tử: có cuống bào tử, túi bào tử nằm trên đỉnh cuống, bên trong túi chứa các bào tử.

- Vai trò: sinh sản

+ Bào tử trần:

- Thời điểm hình thành: giai đoạn sinh sản

- Đặc điểm bào tử: có cuống bào tử, đỉnh cuống phân nhánh, các bào tử đính vơi nhau trên các nhánh

- Vai trò: sinh sản

Bài 2 (trang 105 SGK Sinh học 10): 

Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm.

Lời giải:

- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử. Chúng đều là bào tử sinh sản vô tính

- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:

+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...

+ Bào tử vô tính: bào tử trần (bào tử đính) có nấm Aspergillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử túi có ở nấm Mucor.

Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.

Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat nên kém chịu nhiệt hơn nội bào tử.

Bài 3 (trang 105 SGKSinh học 10): 

Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?

Lời giải:

Thịt đóng hộp không được diệt khuẩn đúng quy trình khi để lâu ngày, các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho hộp bị phồng lên, biến dạng.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 26

I. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ

1. Phân đôi

65

- Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.

* Diễn biến:

- Tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia.

- Màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm).

- ADN của vi khuẩn đính vào mêzôxôm làm điểm tựa để nhân đôi.

- Hình thành vách ngăn tạo thành 2 tế bào mới từ 1 tế bào.

2. Nảy chồi và tạo thành bào tử

66

- Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) hay bằng bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dưỡng)

- Một số vi khuẩn có hình thức phân nhánh và nảy chồi.

- Bào tử sinh sản chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.

II. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực

1. Sinh sản bằng bào tử

- Nhiều loài nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (bào tử được hình thành trong túi).

67

2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi

Nấm, tảo đơn bào và động vật nguyên sinh có thể sinh sản bằng phân đôi hoặc bằng bào tử vô tính hoặc bào tử hữu tính.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật đầy đủ chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status