Logo

Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 31, 33, 34 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ đầy đủ, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Soạn Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 7 trang 31, 33

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 7 trang 31:

Kích thước nhỏ đem lại ưu thể gì cho các tế bào nhân sơ?

Lời giải:

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào sẽ lớn. Tỉ lệ này thường kí hiệu theo tiếng Anh là S/V, trong đó S là diện tích bề mặt tế bào, còn V là thể tích tế bào. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 7 trang 33:

Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong các dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?

Lời giải:

Ta thấy, khi tế bào còn nguyên vẹn các thành phần trong đó có thành tế bào thì các tế bào của các loại vi khuẩn khác nhau có hình dạng khác nhau.

Khi các tế bào này bị loại thành và cho vào các dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu.

Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét: Thành tế bào có vai trò quy định hình dạng tế bào.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 7

Bài 1 (trang 34 SGK Sinh học 10):

Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?

Lời giải:

- Thành tế bào vi khuẩn có độ dày từ 10 – 20 nm, được cấu tạo bằng chất peptiđôglican (pôlisaccarit liên kết với peptit).

- Chức năng:

+ Quy định hình dạng của tế bào và bảo vệ tế bào.

+ Dựa vào sự bắt màu của thành tế bào với thuốc nhuộm để phân biệt vi khuẩn gram âm và gram dương.

Bài 2 (trang 34 SGK Sinh học 10):

Tế bào chất là gì?

Lời giải:

- Tế bào chất là vùng tế bào nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân tế bào.

- Tế bào chất ở mọi loại tế bào đều gồm hai thành phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.

Bài 3 (trang 34 SGK Sinh học 10):

Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn.

Lời giải:

- Chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn:

- Một số loại vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông (nhung mao). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.

Bài 4 (trang 34 SGK Sinh học 10):

Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn.

Lời giải:

Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa vật chất di truyền, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng và được bao bọc bởi các lớp màng, vì thế tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ.

Bài 5 (trang 34 SGK Sinh học 10):

Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?

Lời giải:

Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp tế bào vi khuẩn có ưu thế:

- Kích thước nhỏ bé thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích (S/V) lớn giúp tế bào trao đổi vật chất với môi trường nhanh chóng, giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.

- Cấu tạo đơn giản giúp vi khuẩn dễ dàng biến đổi thành một chủng loại khác khi có sự thay đổi về bộ máy di truyền.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

- Chưa có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng, kép, trần.

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc

- Kích thước tế bào nhỏ

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

a5

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi

a. Thành tế bào

- Thành tế bào là Peptiđôglican

- Vai trò: Quy định hình dạng tế bào

b. Màng sinh chất

- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin.

- Vai trò: Bảo vệ tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường

c. Vỏ nhày (ở 1 số vi khuẩn)

- Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt

d. Lông và roi

- Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ

- Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển

2. Tế bào chất

- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân

- Gồm 2 thành phần chính: bào tương và riboxom cùng 1 số thành phần cấu trúc khác.

- Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm

- Trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.

3. Vùng nhân

- Không có màng bao bọc

- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng.

- Một số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn) nhưng không phải vật chất di truyền.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ đầy đủ chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status