Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Sinh học 10 Bài 33: Ôn tập phần sinh học vi sinh vật đầy đủ, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 1 (trang 129 SGK Sinh học 10):
Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
Thay số bằng tên các kiểu dinh dưỡng và cho ví dụ.
Lời giải:
1. Quang tự dưỡng: vi tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
2. Quang dị dưỡng: vi khuẩn màu tía và màu lục không có lưu huỳnh.
3. Hóa tự dưỡng: vi khuẩn hiđrô, vi khuẩn nitrat,….
4. Hóa dị dưỡng: nấm, động vật nguyên sinh,….
Bài 3 (trang 129 SGK Sinh 10):
Hãy điền những ví dụ đại diện vào cột thứ bốn trong bảng sau:
Lời giải:
CHƯƠNG II. SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Bài 1 (trang 130 SGK Sinh học 10):
Giải thích các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? Ở pha sinh trưởng nào trong nuôi cấy không liên tục có thời gian của một thế hệ (g) là không đổi. Nêu nguyên tắc của nuôi cấy liên tục, ứng dụng.
Lời giải:
+ Các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:
- Pha tiềm phát (lag) có μ = 0 và g = 0 (vì chưa có sự phân chia). Ở pha cân bằng cũng có μ = 0 (xét về quần thể vi sinh vật).
- Pha lũy thừa (log) μ = cực đại và không đổi theo thời gian. Thời gian của một thế hệ (g) cũng là ngắn nhất và không đổi theo thời gian.
+ Trong nuôi cấy không liên tục pha lũy thừa có thời gian thế hệ (g) không đổi theo thời gian.
+ Nguyên tắc của nuôi cấy liên tục là giữ cho môi trường ốn định, bằng cách luôn thêm vào môi trường dinh dưỡng mới và lấy đi một lượng tương đương dịch đã qua nuôi cấy.
+ Ứng dụng nuôi cấy liên tục trong công nghệ sinh học để sản xuất prôtêin đơn bào, các chất hoạt tính sinh học như insulin, interfêrôn, các enzim và các kháng sinh...
Bài 2 (trang 130 SGK Sinh 10):
Em hãy thử nêu các môi trường tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật trong bảng.
Nhóm vi sinh vật | pH tối ưu đối với phần lớn vi sinh vật |
---|---|
Vi khuẩn | Gần trung tính |
Tảo đơn bào | Hơi axit |
Nấm | Axit |
Động vật đơn bào | Gần trung tính |
Lời giải:
- Vi khuẩn: môi trường kí sinh, hoại sinh
- Tảo đơn bào: nơi có pH axit nhẹ (5-6)
- Nấm: dạ dày
- Động vật đơn bào: trong nước ở các kênh, mương, ao hồ,...
CHƯƠNG III. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Bài 1 (trang 130 SGK Sinh học 10):
Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào? Nêu sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào tử ở vi khuẩn? Bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm khác nhau như thế nào?
Lời giải:
+ Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử: ngoại bào tử, bào tử đốt và nội bào tử.
+ Sự khác biệt giữa bào tử sinh sản (ngoại bào tử và bào tử đốt) với nội bào tử của vi khuẩn:
- Bào tử sinh sản: có khả năng sinh sản, kém bền với nhiệt.
- Nội bào tử: không có khả năng sinh sản, hình thành khi cơ thể gặp điều kiện sống bất lợi hoặc cần chuyển sang giai đoạn sống mới, bền với nhiệt nhờ lớp vỏ là canxi đipicôlinat.
+ Ở nấm, bào tử vô tính có thể là bào tử kín hoặc bào tử trần, được hình thành qua nguyên phân. Bào tử hữu tính là bào tử được hình thành qua giảm phân.
Bài 2 (trang 130 SGK Sinh 10):
Nêu ví dụ ứng dụng sự sinh sản của vi sinh vật để phục vụ đời sống con người.
Lời giải:
Ứng dụng sự sinh sản của vi sinh vật trong một số ngành công nghiệp sản xuất chế phẩm sinh học: insulin, pênicillin,…; trong sản xuất bia, rượu, sữa chua,…
CHƯƠNG IV. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Bài 1 (trang 130 SGK Sinh học 10):
Đường dùng để nuôi cấy vi sinh vật và dùng để ngâm các loại quả. Vì sao lại có thể dùng đường với hai loại mục đích hoàn toàn khác nhau? Lấy ví dụ về hợp chất khác có vai trò tương tự?
Lời giải:
+ Người ta có thể dùng đường với hai mục địch khác nhau (nuôi cấy vi sinh vật và ngâm quả ) là vì: các chất cacbon hữu cơ như đường có thể là nguồn dinh dưỡng năng lượng cho vi khuẩn, nhưng nếu nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở sinh vật, làm chúng không thể phát triển.
+ Hợp chất có vai trò tương tự: muối NaCl.
Bài 2 (trang 130 SGK Sinh học 10):
Hãy lấy những ví dụ về các yếu tố vật lí có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Phân tích khả năng sử dụng một số yếu tố vật lí để kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Lời giải:
- Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, độ pH, độ ẩm và các tia tử ngoại ...
- Người ta thường dùng nhiệt độ cao, tia tử ngoại để thanh trùng, dùng độ pH và độ ẩm để kiểm soát hoạt động của vi sinh vật.
CHƯƠNG V. VIRUT
Bài 1 (trang 131 SGKSinh học 10):
Người ta nói virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống. Ý kiến của em như thế nào?
Lời giải:
Người ta nói virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống là vì chúng có đặc điểm thuộc cả hai loại này:
- Đặc điểm của thể sống: có tính di truyền đặc trưng, một số virut có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể vật chủ phát triển ...
- Đặc điểm vô sinh: kích thước bé (18nm – 400 nm), chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, không có cấu tạo tế bào (một số virut thực vật có thể bị biến thành tinh thể khi ở ngoài tế bào), không có trao đổi chất riêng, không có cảm ứng...
Bài 2 (trang 131 SGK Sinh học 10):
Điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
STT | Virut | Loại axit nuclêic | Vỏ capsit có đối xứng | Có màng bọc ngoài vỏ capsit | Vật chủ | Phương thức lan truyền |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | HIV | ARN (một mạch, hai phân tử) | ||||
2 | Virus khảm thuốc lá (Tobamo virus) | ARN (một mạch) | ||||
3 | Phago T2 | ADN (hai mạch) | ||||
4 | Virus cúm (influenza virus) | ARN (một mạch) |
Lời giải:
STT | Virut | Loại axit nuclêic | Vỏ capsit có đối xứng | Có màng bọc ngoài vỏ capsit | Vật chủ | Phương thức lan truyền |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | HIV | ARN (một mạch, hai phân tử) | Khối | Có | Người | + Qua máu + Từ mẹ sang con + Quan hệ tình dục không an toàn |
2 | Virus khảm thuốc lá (Tobamo virus) | ARN (một mạch) | Xoắn | Không | Cây thuốc lá | Động vật chích, đốt |
3 | Phago T2 | ADN (hai mạch) | Hỗn hợp | Không | E. coli | Qua dịch nhiễm phagơ |
4 | Virus cúm (influenza virus) | ARN (một mạch) | Xoắn | Có | Người | Chủ yếu qua sol khí (hắt hơi, hít thở,…) |
Bài 3 (trang 131 SGK Sinh học 10):
Cho sơ đồ sau
Hãy cho ví dụ minh họa từng loại miễn dịch (1) và (2).
Lời giải:
Ví dụ về miễn dịch của cơ thể:
- Miễn dịch không đặc hiệu: da không bị tổn thương, niêm mạc không bị tổn thương: ngăn cản virut xâm nhập cơ thể; lông, phản ứng viêm tấy (tiết các chất), thực bào, interfêron ...: ngăn cản sự nhân lên của virut.
- Miễn dịch đặc hiệu:
(1) Miễn dịch thể dịch: cơ thể hình thành các kháng thể để phản ứng làm trung hòa kháng nguyên; các kháng thể ở trong huyết tương, dịch tế bào.
(2) Miễn dịch tế bào: có đại thực bào, bạch cầu trung tính: thực bào tế bào lạ...tế bào T độc: tiêm chất độc để giết chết tế bào bị nhiễm vi sinh vật.
Bài 4 (trang 131 SGK Sinh học 10):
Điền vào chỗ trống thuật ngữ (tập hợp từ) phù hợp nhất trong các câu sau:
- Bệnh viêm gan B là do một loại virus được truyền chủ yếu qua đường ...
- So với các loại sữa bột hay sữa đặc có đường thì sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm. Một lợi thế rõ rệt là sữa mẹ có khả năng giúp trẻ chống nhiễm trùng vì trong sữa mẹ có nhiều loại ... và các ...
- Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch của họ hoặc .... hay .... hoặc ... nữa.
Lời giải:
- Bệnh viêm gan B là do một loại virut được truyền chủ yếu qua đường máu.
- So với các loại sữa bột hay sữa đặc có đường thì sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm. Một lợi thế rõ rệt là sữa mẹ có khả năng giúp trẻ chống nhiễm trùng vì trong sữa mẹ có nhiều loại kháng thể và các lizozim.
- Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch của họ hoặc yếu hay ít hoặc không hoạt động nữa.
I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng
1. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
2. Nhân tố sinh trưởng
Vi sinh vật nguyên dưỡng | Vi sinh vật khuyết dưỡng |
Có thể tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng | Không thể tự tổng hợp được một vài nhân tố sinh trưởng |
3. Các kiểu hô hấp
4. Tế bào vi khuẩn sử dụng năng lượng chủ yếu vào 3 hoạt động sau
- Tổng hợp ATP, rồi sử dụng tổng hợp chất
- Vận chuyển các chất
- Quay tiên mao, chuyển động.
II. Sinh trưởng của vi sinh vật
Nuôi cấy liên tục | Nuôi cấy không liên tục |
Chất dinh dưỡng luôn được bổ sung và sinh khối luôn được lấy ra | Không có sự bổ sung chất dinh dưỡng, không lấy sinh khối ra |
Không có pha suy vong | Có pha suy vong |
Pha cân bằng duy trì liên tục | Pha cân bằng ngắn |
Sinh trưởng liên tục | Sinh trưởng có giới hạn |
1. Những yếu tố ảnh hưởng với vi sinh vật
III. Sinh sản của vi sinh vật
IV. Virut
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải Sinh học 10 Bài 33: Ôn tập phần sinh học vi sinh vật chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.