Logo

Soạn văn 6 tập 1 SGK: Chữa lỗi dùng từ - tiếp theo ( chi tiết nhất )

Soạn văn 6 tập 1 SGK: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) chi tiết nhất hướng dẫn trả lời các câu hỏi giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất
5.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn soạn bài: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) SGK lớp 6 tập 1 ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và nhanh nhất dành cho các em học sinh lớp 6 tham khảo.

Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo)

Dùng từ không đúng nghĩa:

Câu 1: Trong các câu trên, người viết đã mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

a. Yếu điểm: Điểm quan trọng;

b. Đề bạt: Cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không qua bần cử);

c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.

Câu 2: Sửa lại

a. Thay yếu điểm bằng nhược điểm (điểm yếu)

b. Thay đề bạt bằng đề cử

c. Thay chứng thực bằng chứng kiến

Như vậy, nguyên nhân chính của việc dùng từ không đúng nghĩa là trường hợp người viết (nói) không biết nghĩa của từ, hiểu sai nghĩa của từ hoặc hiểu không đầy đủ nghĩa của từ. Cho nên, để không mắc phải lỗi này khi viết (nói) thì một mặt phải không ngừng trau dồi thêm vốn từ, mặt khác trong những tình huống giao tiếp cụ thể, phải xác định được nghĩa của từ mình dùng, nếu còn chưa chắc chắn về nghĩa của từ nào thì phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa cũng như cách sử dụng nó.

Luyện tập: Chữa lỗi dùng từ - tiếp theo

Câu 1: Phương án đúng là:

- (1) bản (tuyên ngôn)

- (2) (tương lai) xán lạn;

- (3) bôn ba (hải ngoại)

- (4) (bức tranh) thuỷ mặc

- (5) (nói năng) tuỳ tiện

Câu 2: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Khinh khỉnh: Tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.

b. Khẩn trương: Nhanh, gấp và có phần căng thẳng.

c. Băn khoăn: Không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.

Câu 3: Tìm và chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau:

a. Nghĩa của từ đá không phù hợp với nghĩa của từ tống (thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung);

b. Từ thành khẩn phù hợp với việc nhận lỗi (thay cho thật thà), từ bao biện có nghĩa là ôm đồm làm nhiều việc, không phù hợp, nên thay bằng nguỵ biện (có ý nghĩa tranh cãi giả tạo, vô căn cứ).

c. Tinh tú có nghĩa là các vì sao, không phù hợp, nên thay bằng tinh tuý (phần giá trị nhất, quý báu nhất).

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ bài soạn ngữ văn lớp 6 bài: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status