Hướng dẫn soạn bài: Tập làm thơ bốn chữ SGK lớp 6 tập 2 ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và nhanh nhất dành cho các em học sinh lớp 6 tham khảo.
Trước khi làm bài tập, chú ý xem kĩ phần Đọc thêm về thơ bốn chữ, sau bài Lượm (Bài 24, tr.77).
Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? Hãy nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó.
Trả lời:
- Các bài thơ 4 chữ: Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa), Bàn tay cô giáo (Nguyễn Trọng Hoàn), Em vẽ Bác Hồ (Thy Ngọc), Bé thành phi công (Vũ Duy Thông), Một mái nhà chung (Định Hải), Mưa (Trần Tâm), Cua càng thổi xôi (Nguyễn Ngọc Phú)...
- Nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ, đoạn thơ đó:
STT |
Đoạn thơ |
Từ cùng vần |
1 |
Mặt trời gác núi |
dần - cần |
2 |
Con chim chiền chiện |
cao - ngào |
3 |
Cau cao, cao mãi |
trời - rơi |
4 |
Mùa thu của em |
mới - gợi |
Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. Hãy chỉ ra đâu là vần chân và đâu là vần lưng trong câu thơ sau:
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi.
(Xuân Diệu)
Trả lời:
- Vần chân:
- Vần lưng:
Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền và đoạn nào gieo vần cách:
Cháu đi đường cháu (Tố Hữu) |
Nghé hành nghé hẹ (Đồng dao) |
Trả lời:
- Đoạn thơ gieo vần cách: đoạn thơ của Tố Hữu: cháu - sáu (câu thơ 1 - 3)
- Đoạn thơ gieo vần liền: đoạn thơ Đồng dao:
Đoạn thơ sau đây trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho phù hợp:
Em bước vào đây
Gió hôm nay lạnh
Chị đốt than lên
Để em ngồi sưởi.
Nay chị lấy chồng
Ở mãi Giang Đông
Dưới làn mây trắng
Cách mấy con đò.
Trả lời:
- Hai chữ chép sai là: sưởi, đò.
- Sửa lại:
Tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.
Đoạn thơ tham khảo:
Em yêu màu đỏ
Như máu con tim
Lá cờ Tổ quốc
Khăn quàng đội viên
Em yêu màu xanh
Đồng bằng, rừng núi
Biển đầy cá tôm
Bầu trời cao vợi
Em yêu màu vàng
Lúa đồng chín rộ
Hoa cúc mùa thu
Nắng trời rực rỡ
(Sắc màu em yêu – Phạm Đình Ân)
1. Trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà; chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần nhịp) của bài (đoạn) thơ ấy.
2. Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được của bài làm.
3. Cả lớp góp ý, từng họ sinh tự sửa chữa bài làm của mình.
4. Cả lớp cùng thầy, cô đánh giá và xếp loại.
Ghi nhớ:
1. Thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện (Theo Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971).
2. Đặc điểm về nghệ thuật
Thơ bốn tiếng thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay cách, nhịp phổ biến là nhịp hai.
a. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ; vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.
b. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ bài soạn ngữ văn lớp 6 tập 2 bài: Tập làm thơ bốn chữ chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.