Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm so sánh là gì, cấu tạo của phép so sánh như thế nào, rèn luyện các kĩ năng để giải bài tập của soạn văn 6 bài So sánh. Nhằm giúp các em học sinh trong quá trình học tập tốt hơn. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.
a) Hình ảnh so sánh được thể hiện bằng những từ ngữ nào trong các câu sau:
(1) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
(2) [...] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
Gợi ý:
- Trẻ em như búp trên cành
- rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b) Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
Gợi ý:
- trẻ em được so sánh với búp trên cành;
- rừng đước được so sánh với hai dãy tường thành vô tận.
c) Vì sao các sự vật, sự việc trên lại có thể so sánh được với nhau?
Gợi ý: Giữa các sự vật, sự việc so sánh với nhau phải có nét nào đó giống nhau.
- trẻ em và búp trên cành, giống nhau: non tơ, được nâng niu,...
- rừng đước và dãy trường thành, giống nhau: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,...
d) Việc so sánh các sự vật, sự việc với nhau như trên có tác dụng gì?
Gợi ý: So sánh có tác dụng làm nổi bật cái được nói đến, bộc lộ sự cảm nhận của người nói (viết), gợi ra hình ảnh cụ thể, truyền cảm. Hãy so sánh:
- Trẻ em biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan với Trẻ em như búp trên cành - Biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan.
- rừng đước dựng lên cao ngất với rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
đ) Câu sau đây cũng sử dụng so sánh nhưng không giống với sự so sánh ở các câu trên. Em hãy nhận xét về điều này.
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
(Tạ Duy Anh)
Gợi ý: So sánh là thao tác phổ biến, được dùng trong suy nghĩ, nói năng,... Có sự so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong ví dụ (1) và (2) ở trên); so sánh kiểu này là phép so sánh - một biện pháp tu từ. Nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong câu văn của Tạ Duy Anh); so sánh kiểu này không phải là phép so sánh - biện pháp tu từ.
Xem xét mô hình cấu tạo của phép so sánh qua bảng và ví dụ dưới đây:
Vế A (cái được so sánh) |
Phương diện so sánh |
Từ so sánh |
Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh) |
mặt |
đẹp |
như |
hoa |
a) Kẻ bảng tương tự và xếp các hình ảnh so sánh ở ví dụ (1), (2) vào những vị trí thích hợp.
Gợi ý:
Vế A (cái được so sánh) |
Phương diện so sánh |
Từ so sánh |
Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh) |
(1) Trẻ em |
|
như |
búp trên cành |
(2) rừng đước |
dựng lên cao ngất |
như |
hai dãy trường thành vô tận |
Trường hợp (1) không đầy đủ các yếu tố; trường hợp (2) đầy đủ các yếu tố.
b) Đặt những từ ngữ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau đây vào bảng mô hình cấu tạo của phép so sánh và nêu nhận xét.
(1) Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
(2) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
(Thép Mới)
Gợi ý:
Vế A (cái được so sánh) |
Phương diện so sánh |
Từ so sánh |
Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh) |
chí lớn ông cha |
|
|
Trường Sơn |
lòng mẹ |
bao la sóng trào |
|
Cửu Long |
con người |
không chịu khuất |
như |
tre mọc thẳng |
c) Tìm thêm các từ ngữ có thể thay thế vào vị trí từ như trong các bảng trên.
Gợi ý:
Các từ so sánh thường gặp: là, như là, tựa như là, y như, hệt như, giống như, tựa như, bao nhiêu... bấy nhiêu... )
a) So sánh đồng loại
- So sánh người với người:
Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.
(Lời bài hát)
- So sánh vật với vật:
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […].
(Vũ Tú Nam)
b) So sánh khác loại
- So sánh vật với người:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
(Đồng Xuân Lan)
Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
Gợi ý: Có thể lấy thêm các ví dụ sau.
a) So sánh đồng loại
- Người với người:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.
(Tố Hữu)
- Vật với vật:
Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ.
(Đoàn Giỏi)
b) So sánh khác loại
- Vật với người:
Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
(Thép Mới)
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Bác Hồ)
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông,
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.
(Xuân Diệu)
khỏe như |
voi |
trắng như |
tuyết |
... |
.... |
||
.... |
..... |
||
đen như |
thui |
cao như |
cây sào |
..... |
........ |
||
..... |
........ |
Gợi ý:
Vế A (cái được so sánh) |
Phương diện so sánh |
Từ so sánh |
Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh) |
Những ngọn cỏ |
gẫy rạp |
y như |
có nhát dao vừa lia qua |
Hai cái răng đen nhánh |
lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp |
như |
hai lưỡi liềm máy làm việc |
Cái chàng Dế Choắt |
người gày gò và dài lêu nghêu |
như |
một gã nghiện thuốc phiện |
cánh |
chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn |
như |
người cởi trần mặc áo gi-lê |
chị |
trợn tròn mắt, giương cánh lên |
như |
sắp đánh nhau |
Mỏ Cốc |
|
như |
cái dùi sắt |
sông ngòi, kênh rạch |
càng bủa giăng chi chít |
như |
mạng nhện |
bọ mắt |
đen |
như |
hạt vừng |
chúng |
cứ bay theo thuyền từng bầy |
như |
những đám mây nhỏ |
cá nước |
bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống |
như |
hai dãy trường thành vô tận |
rừng đước |
dựng lên cao ngất |
như |
hai dãy trường thành vô tận |
Những ngôi nhà bè |
ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước |
như |
những khu phố nổi |
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn ngữ văn 6 bài so sánh chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.
Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.