Logo

Soạn văn 6 tập 2: Động Phong Nha chi tiết nhất

Soạn bài: Động Phong Nha Ngữ văn 6 (Chi tiết), dễ hiểu, ngắn gọn, biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa (SGK). Giúp học sinh tham khảo bài soạn và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới của mình hiệu quả
5.0
2 lượt đánh giá

Hãy cùng chúng tôi soạn bài: Động Phong Nha lớp 6 Ngữ Văn tập 2 chi tiết, ngắn gọn nhất được biên soạn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ, miễn phí. Giúp các em học sinh tham khảo và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới của mình. Nội dung chi tiết các em xem và tải tại đây.

Soạn Ngữ Văn lớp 6: Động Phong Nha

Về thể loại

Cũng như các văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hay Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha cũng được xem là một văn bản nhật dụng.

Kiến thức cơ bản

Câu 1 (trang 148 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2)

Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

  • Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;
  • Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.
  • Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:

  • Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;
  • Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

Câu 2 (trang 148 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2)

Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh.

Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:

  • Độ cao (200 mét);
  • Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm);
  • Hiện tại (những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh).
  • Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động.

Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết:

  • Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ:
  • Gồm 14 buồng, thông nhau,
  • Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.

Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:

  • Có khối hình con gà
  • Có khối hình con cóc
  • Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng
  • Có khối mang hình mâm xôi
  • Có khối mang hình cái khánh
  • Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ.

Tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động.

Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.

Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".

Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm:

  • Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ);
  • Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh).

Câu 3 (trang 148 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2)

Trình tự miêu tả cảnh sắc: Xa đến gần, khái quát đến cụ thể, rồi ngược lại.

Tác giả đã sử dụng các chi tiết miêu tả:

- Động khô: Cao 200m, những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá xanh ngọc bích óng ánh.

- Động nước: Có con sông dài, sâu, nước trong chảy ngày đêm. Càng đi sâu càng tối. Gồm 14 buồng thông nhau. Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.

+ Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc: Con gà, con cóc, đốt trúc dựng đứng, hình mâm xôi, hình cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ.

+ Những nhánh phong lan rủ xuống, có bãi cát, bãi đá.

+ Vẻ đẹp hoang sơ bí hiểm, thanh thoát, giàu chất thơ cảnh chùa, đất Bụt.

Câu 4 (trang 148 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2)

a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh:

Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:

  • Hang động dài nhất;
  • Cửa hang cao và rộng nhất;
  • Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất;
  • Có những hồ ngầm đẹp nhất;
  • Hang khô rộng và đẹp nhất;
  • Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất;
  • Sông ngầm dài nhất.

b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.

Câu 5 (trang 148 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2)

Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

Rèn luyện kĩ năng

Tóm tắt

Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú.

Cách đọc

Đọc văn bản theo giọng kể kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha.

Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về "Đệ nhất kì quan" này.

Gợi ý:

  • Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,...)
  • Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).
  • Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,...).

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ bài soạn ngữ văn lớp 6 tập 2 bài: Động Phong Nha chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status