Logo

Soạn văn 8 Ôn tập về văn bản thuyết minh chi tiết nhất

Soạn văn 8 Ôn tập về văn bản thuyết minh chi tiết nhất hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 35, 36 SGK giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 2 được trình bày ngắn gọn, chi tiết nhất dưới đây để các em hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học tới.

Lý thuyết cơ bản về văn bản thuyết minh

  1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng trong đời sống:

   - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

   + Tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

  2. Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

   + Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

   + Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

   + Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

   + Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

   → Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.

  3. Để làm tốt bài văn thuyết minh cần:

   + Bước chuyển bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn ( sách vở, truyền thông, thực nghiệm…).

   + Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.

   + Làm nổi bật được điều muốn thuyết minh: đặc điểm, tính chất, cách sử dụng…

   + Xác định rõ mục đích thuyết minh và đối tượng thuyết minh

   + Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh.

  4. Những phương pháp thuyết minh được chú trọng:

   + Nêu định nghĩa

   + Giải thích

   + Liệt kê

   + So sánh

   + Dùng số liệu

   + Phân tích

Luyện tập văn bản thuyết minh

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo một số lời giải chi tiết, cụ thể dưới đây:

Soạn Câu 1 trang 35 SGK Ngữ Văn 8 tập 2

   a, Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt

I) Mở bài:

Giới thiệu về đồ dùng thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy…)

II) Thân bài:

   - Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng : hãng sản xuất

   Hình dáng: Màu sắc, kích thước

   Cấu tạo:

   + Gồm mấy phần?

   + Gồm những bộ phận nào?

   + Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận

   Cách sử dụng

   Cách bảo quản

III) Kết bài:

Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập

   b, Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

I) Mở bài:

Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương

II) Thân bài:

   - Vị trí địa lý

   + Diện tích ( lớn, nhỏ )

   + Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?

   + Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?

-   Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)

   + Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng…

   + Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? ( cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)

   + Quy mô

   - Nhìn toàn cảnh:

   + Nhìn tổng thể từ xa

   + Nổi bật nhất là điều gì

   + Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…

   - Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh

   + Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?

   + Thu hút lượng khách du lịch

III) Kết bài:

Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng

   c, Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học

I) Mở bài:

Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại)

II) Thân bài:

   Khái quát chung:

   + Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó

   - Các đặc trưng của thể loại:

   + Chỉ ra các đặc điểm cơ bản

   + Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật có giá trị khu biệt

   - Dẫn ra các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại

III) Kết bài:

Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.

   d, Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập

I) Mở bài:

 Giới thiệu về đồ dùng học tập định làm ( hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút

II) Thân bài:

   - Nguyên liệu cần chuẩn bị

   - Cách làm tiến hành theo từng bước

   - Yêu cầu về mặt thành phẩm

   - Điều cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm

   - Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm

   - Cách bảo quản, giữ gìn

III) Kết bài:

Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập tự làm

Soạn Câu 2 SGK Ngữ Văn lớp 8 tập 2 trang 36

Đề bài: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

   Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút “ Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.

Đề bài: Thuyết minh về thể loại thơ lục bát

   Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.

►► CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download hướng dẫn soạn văn Ôn tập về văn bản thuyết minh SGK Văn lớp 8 tập 2 trang 35, 36 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status