Logo

2 Mẫu soạn văn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Soạn văn 10 Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 144-145 sách giáo khoa. Giúp ta hiểu được tình bạn chân thành, trong sáng của tác giả. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt
2.5
3 lượt đánh giá

Chúng tôi tổng hợp 2 mẫu soạn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ Văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Giúp các em học sinh tham khảo và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới của mình đạt hiệu quả. Nội dung chi tiết được đăng tải tại đây.

Soạn văn 10 bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Mẫu 1. Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh bài thơ

Bố cục

- 2 câu thơ đầu: Cảnh tiễn biệt ở Hoàng Hạc lâu

- 2 câu còn lại: Cảm xúc của tác giả

Câu 1 (trang 144 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh:

- Hình ảnh lầu Hoàng Hạc (thắng cảnh, biểu tượng sự chia li) - thành Châu Dương (nơi bạn nhà thơ sắp tới, phồn hoa) - dòng Trường Giang mênh mông, hun hút

+ Lí Bạch tiễn bạn tới chốn phồn hoa vẫn không giấu nổi nỗi buồn

+ Lầu Hoàng Hạc càng gợi khoảng cách xa cách nghìn trùng giữa bản thân với bạn còn buồn hơn

- Mối quan hệ thời gian: Tháng ba- mùa hoa khói

+ Lúc đó dòng Trường Giang nhộn nhịp khói mùa xuân

+ Hoa khói tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu - nơi Mạnh Hao Nhiên sắp tới

+ Cảnh vào lúc ấy tuy gợi một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không lấn được nỗi buồn chia ly

- Mối quan hệ giữa hai con người: cố nhân, sự gắn bó thân thiết, thấu hiểu giữa những người bạn với nhau

→ Khi giải mã được những mối quan hệ này, chúng ta cảm nhận rõ và sâu sắc tình cảm sâu sắc, tế nhị của nhà thơ

Câu 2 (trang 144 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tâm trạng trong phút li biệt chi phối tình cảm, suy nghĩ của tác giả:

+ Trường Giang là huyết mạch giao thông, đông vui tấp nập nhưng tác giả vẫn cảm thấy nỗi cô đơn

+ Người đưa tiễn- tác giả- thấy đơn độc khi hình ảnh cố nhân lùi vào nước xanh mênh mang

+ Cái tình của Lý Bạch cũng được thể hiện sâu sắc qua sự dõi theo của tác giả tới khi bóng bạn khuất hẳn

→ Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn bịn rịn, cô đơn

Câu 3 (trang 145 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Người đi đã khuất bóng, nhưng người đưa tiễn vẫn đứng lặng trên lầu Hoàng Hạc

+ Người đưa tiễn nán lại, kéo dài thời gian, điều đó thể hiện sự lưu luyến của tác giả

+ Tác giả cố nán ở lại cô đơn trong buổi biệt ly

- Lý Bạch kg nhắc tới tình bạn nhưng qua thơ ta thấy chan chứa tình cảm bạn bè, tri kỉ.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 144 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Cái hay của thơ Đường thể hiện “ý tại ngôn ngoại”:

- Thuyền đưa bạn xuôi về Dương Châu hoa lệ, giữa tháng ba mùa hoa khói

- Lầu Hoàng Hạc người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt

- Tác giả dõi theo cánh buồm xa lẻ loi, dần biến mất trong không gian xanh biếc, tác giả bịn rịn, quyến luyến trong buổi tiễn biệt

→ Toàn bài thơ ẩn chứa những tín hiệu nghệ thuật, các hình ảnh đều gắn chặt với tình cảm của nhà thơ thương nhớ bạn, buồn khi phải xa “cố nhân”

Bài 2 (Trang 144 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Vai trò và vị trí của tình bạn trong đời sống:

- Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người

- Bạn bè giúp ta hoàn thiện nhân cách, trưởng thành hơn, giàu nghị lực sống hơn

- Bạn bè nâng đỡ, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn

- Tình bạn phải được xây dựng dựa trên tình cảm, cảm xúc chân thành, vị tha có như thế mới bền vững

Mẫu 2. Tại Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người:

+ Không gian: Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li. Thành Dương Châu - nơi bạn nhà thơ sắp đến là một thắng cảnh đô hội phồn hoa. Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Khung cảnh ấy gợi buồn, khoảng cách giữa nhà thơ và bạn mình lại càng buồn hơn.

+ Thời gian: Tháng ba - mùa hoa khói là lúc sông Trường Giang nhộn nhịp màu hoa khói cũng có thể nói Dương Châu – nơi bạn nhà thơ đến là nơi phồn hoa, đô hội. Tất cả những điều ấy cũng không làm cho nỗi buồn của nhà thơ vơi đi mà trái lại nó còn làm cho nhà thơ buồn hơn.

+ Con người: chỉ với hai chữ “cố nhân” thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận sự thân thiết, gắn bó của nhà thơ với người bạn này.

- Tất cả những mối quan hệ trên đã làm cho bài thơ nhuốm màu của nỗi buồn, giúp nhà thơ bộc lộ sâu sắc nỗi niềm thầm kín.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền nam Trung Quốc. Mùa xuân trên song Trường Giang có nhiều thuyền bè xuôi ngược nhưng Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân”. Ông nhìn theo chiếc thuyền mang người bạn đi xa cho đến khi nó nhỏ dần rồi biến mất. Có thể thấy người bạn này quan trọng với ông biết bao. Dù người đã đi rồi mà người tiễn ở lại vẫn thấy lưu luyến, bịn rịn.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Ngươi đã đi xa nhưng tác giả vẫn đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn theo, hẳn là ông rất trân trọng tình bạn này. Dù cho bạn đã đi xa, cánh buồm xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, nhà thơ vẫn không nỡ ra về. Dù cho cả bài không nhắc đến tình bạn nhưng người đọc cũng vẫn hiểu được tình bạn của Lí Bạch đáng trân trọng đến nhường nào.

File tải miễn phí soạn bài tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng ngắn nhất:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải soạn bài: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
2.5
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status