Logo

2 Mẫu soạn bài Tam đại con gà môn Văn lớp 10 siêu ngắn

Soạn văn lớp 10 bài Tam đại con gà viết về mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật " Thầy"; trong truyện và cái hay của nghệt thuật truyện giúp các bạn hiểu rõ nội dung bài học.
3.5
2 lượt đánh giá

Soạn văn bài Tam đại con gà với nội dung chi tiết và ngắn gọn giúp các bạn học sinh lớp 10 năm chắc nội dung bài một cách đơn giản. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Soạn bài Tam đại con gà lớp 10

Dưới đây là một số mẫu soạn bài Tam đại con gà Ngữ văn 10 chi tiết, ngắn gọn và súc tích nhất được chúng tôi tổng hợp lại từ các đội ngũ chuyên gia Ngữ văn giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé.

Soạn văn 10 bài Tam đại con gà mẫu 1

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ)

- “Thầy” liên tiếp bị đặt vào các tình huống khó xử:

+ Là anh học trò học hành dốt nát mà lại làm thầy đồ đi dạy học trò, dạy chữ nhưng lại “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì”. Học trò hỏi gấp, thầy đáp liều

+ Chủ nhà phát hiện thầy dạy sai thì ra sức bao biện, giấu dốt

- Cách giải quyết của “thầy”

+ Tình huống thứ nhất: “thầy” chọn cách “nói liều”, sợ sai bảo học trò đọc nhỏ rồi sau đó thay vì hỏi người giỏi “thầy” lại khấn thổ công

+ Tình huống thứ hai: khi chủ nhà phát hiện dạy sai, “thầy” vẫn bao biện, “lí sự cùn”, giấu dốt, không chịu thừa nhận cái sai của mình.

- Dù cho cái dốt bị đặt vào các tình huống khó xử thì thầy vẫn cố gắng che giấu để rồi càng che giấu thì bản chất càng lộ ra. ở đây ta thấy được sự phi lí trong cả lời nói và hành động của “thầy”. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Ý nghĩa phê phán của truyện:

Câu truyện không chỉ phê phán anh học trò dốt mà phê phán tật xấu giấu dốt, không chịu học hỏi của một bộ phận nhân dân. Câu truyện còn khuyên mọi người đặc biệt là những người đi học: chớ nên giấu dốt, hãy thừa nhận cái sai của mình và mạnh dạn học hỏi từ người khác.

Truyện chỉ dừng lại ở mức phê phán nên tạo ra tiếng cười mang tính chất sảng khoái, không có tính đả kích gay gắt.

Luyện tập

Thủ pháp gây cười thông qua câu truyện là thủ pháp tăng tiến trong miêu tả và lời nói nhân vật.

- Các hành động của thầy đồ:

+ Tỏ ra thận trong khi bảo học trò khe khe, rồi xin đài âm dương.

+ Tỏ ra đắc trí khi ngồi bệ vệ trên đường rồi bảo học trò đọc to.

+ Những lời nói của thầy chứa đầy sự phi lí “dủ dỉ là con dù dì”, “dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà” => dạy đến tận tam đại con gà.

Soạn bài Tam đại con gà siêu ngắn​​​​​​​ mẫu 2

Câu 1 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Câu chuyện buồn cười ở việc anh học trò ít chữ nhưng lại khoe khoang và đi dạy chữ.

Mâu thuẫn truyện ngày càng được đẩy tới đỉnh điểm khi thầy liên tiếp được đặt vào những tình huống:

+ Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.

+ Lần thứ 2: Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt

+ Lần thứ 3: Điểm buồn cười khi anh chàng tìm tới thổ công, thổ công ngửa cả ba đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc to. Cái dốt lúc này được phô trương

+ Lần thứ 4: Cái dốt bị lật tẩy, Thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu dốt, cái dốt tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau

- Trong mỗi lần giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần được bộc lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt càng chồng chất.

- Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện, giấu dốt

Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Ý nghĩa phê phán của truyện:

- Phê phán bộ phận người dốt nát nhưng thích tỏ ra hay chữ

- Phê phán thói mê tín dị đoan trong dân gian

- Tuy nhiên câu chuyện này vẫn là câu chuyện giải trí, chưa tới mức đả kích và tiêu diệt đối tượng.

Luyện tập

Bài 1 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hành động của nhân vật:

- Thầy không biết chữ kê nên yêu cầu học trò đọc nhỏ: muốn che giấu cái dốt

- Sau khi xin đài âm dương, thầy bệ vệ bảo trẻ đọc to: đắc chí tin vào cái dốt

- Thầy cãi cố, bào chữa cho cái dốt trước mặt nhà chủ: tiếng cười được đẩy lên đỉnh điểm, hành động này của thầy bộc lộ rõ nhất bản chất nhân vật, khiến tiếng cười bật ra thoải mái nhất.

Lời nói của nhân vật:

+ Dủ dỉ là con dù dì

+ Dạy cháu biết tới tam đại con gà

+ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà

Các lời nói về sau chứa đựng sự phi lý, ngu dốt mà nhân vật mang ra để chống chế, che dấu cái dốt của bản thân.

File tải miễn phí soạn bài tam đại con gà ngắn gọn:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn văn bài tam đại con gà lớp 10 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các bạn tham khảo các dạng đề thi, bài tập, ôn tập của các môn học khác theo từng khối lớp tại trang của chúng tôi. Chúc các bạn học tập tốt !

Đánh giá bài viết
3.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status