Logo

Soạn văn 11 Thao tác lập luận bác bỏ chi tiết nhất

Soạn văn 11 Thao tác lập luận bác bỏ chi tiết nhất, hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 24, 26, 27 SGK giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất.
3.0
2 lượt đánh giá

Soạn văn bài Thao tác lập luận bác bỏ. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản nhất. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Soạn mẫu 1: Thao tác lập luận bác bỏ

Kiến thức cơ bản của thao tác lập luận bác bỏ

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

1. Khái niệm "lập luận bác bỏ"

  • Bác bỏ: Bác đi, gạt đi, không chấp nhận
  • Lập luận bác bỏ: Là cách thức đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học của mình để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

2. Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ

  • Dùng những lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, thiếu khoa học của một ý kiến, quan điểm nào đó; đồng thời bày tỏ và bênh vực ý kiến đúng đắn.
  • Tác dụng: Là thao tác quan trọng giúp cho bài nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục; là thao tác rất cần thiếttrong cuộc sống.

3. Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ: Khi bác bỏ ý kiến người khác cần

  • Phát hiện những sai lầm của họ
  • Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với giọng điệu dứt khoát, tự tin.
  • Tỏ thái độ khách quan, có chừng mực; phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.

II. Cách bác bỏ: Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ, lập luận bằng cách

  • Nêu tác hại
  • Chỉ ra nguyên nhân
  • Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của chúng.

Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Bài tập 1: 

1. Luận điểm bị bác bỏ là: "Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh".

2. Bác bỏ bằng cách: Tác giả Đinh Gia Trinh đã phân tích những luận điểm sai lệch, thiếu chính xác, không có căn cứ khoa học của Nguyễn Bách Khoa.

3. Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là:

- Luận cứ 1: Về di bút của Nguyễn Du

- Luận cứ 2: Căn cứ vào cái khiếu ảo giác của Nguyễn Du

- Cách diễn đạt trong thao tác lập luận bác bỏ của tác giả?

  • Phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ
  • Sử dụng biện pháp so sánh với những thi sĩ có trí tưởng tượng như Nguyễn Du

Bài tập 2: 

1. Luận điểm bị bác bỏ là: "Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn".

2. Bác bỏ bằng cách: Tác giả đã:

  • Chỉ ra nguyên nhân do "sự bất tài của con người" là luận cứ được đưa ra để bác bỏ
  • Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
  • Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của "đồng bào" là luận cứ được đưa ra để bác bỏ là: Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào.
  • Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
  • Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự.

Bài tập 3: 

1. Luận điểm bị bác bỏ là: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!"

2. Bác bỏ bằng cách: Tác giả đã: Phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và chỉ ra nguyên nhân của nó

3. Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là:

  • Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.
  • Có 3 luận chứng tiếp theo chứng minh cho luận cứ (SGK trang 26)

Soạn mẫu 2: Thao tác lập luận bác bỏ

Cách bác bỏ

Câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1

a) Luận điểm bị bác bỏ là: "Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh".

Bác bỏ bằng cách: Tác giả Đinh Gia Trinh đã phân tích những luận điểm sai lệch, thiếu chính xác, không có căn cứ khoa học của Nguyễn Bách Khoa.

Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là:

- Luận cứ 1: Về di bút của Nguyễn Du

- Luận cứ 2: Căn cứ vào cái khiếu ảo giác của Nguyễn Du

Cách diễn đạt trong thao tác lập luận bác bỏ của tác giả:

- Phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ

- Sử dụng biện pháp so sánh với những thi sĩ có trí tưởng tượng như Nguyễn Du.

b) Luận điểm bị bác bỏ là: "Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn".

Bác bỏ bằng cách:

- Chỉ ra nguyên nhân do "sự bất tài của con người" là luận cứ được đưa ra để bác bỏ

- Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

- Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của "đồng bào" là luận cứ được đưa ra để bác bỏ là: Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào.

- Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

- Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự.

c) Luận điểm bị bác bỏ là: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!"

Bác bỏ bằng cách: Phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và chỉ ra nguyên nhân của nó

Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là:

- Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.

- Có 3 luận chứng tiếp theo chứng minh cho luận cứ.

Cách diễn đạt:

- Phối hợp câu khẳng định và câu cảm thán: “Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ”; Hút thuốc thì những người gần anh cũng hít phải luồng khói độc”.

Câu 2 SGK Ngữ văn 11 tập 1 trang 26

Cách thức bác bỏ:

– Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, lập luận ấy.

– Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

Luyện tập

Câu 3 SGK Ngữ văn 11 trang 26 tập 1

Đọc hai đoạn trích (SGK trang 26, 27) và trả lời các câu hỏi sau:

- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.

- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?

- Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?

Trả lời:

Trong đoạn văn trích từ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã bác bỏ một luận cứ sai lệch (cứng quá thì gãy). Để bác bỏ điều này, tác giả đã đưa ra lí lẽ (Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?) và dẫn chứng (là hành động đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma của Tử Văn) để khẳng định chân lí rằng "kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi". Giọng văn của Nguyễn Dữ trong đoạn trích dứt khoát, chắc nịch và thuyết phục.

Trong đoạn văn trích từ bài Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ luận điểm sai lầm cho "thơ là những lời đẹp", "thơ là những đề tài đẹp". Để bác bỏ luận điểm này, tác giả đã dẫn ra những dẫn chứng giàu sức thuyết phục: Thơ Hồ Xuân Hương được viết nên từ những ngôn từ hết sức tầm thường, thơ Bô-đơ-le có những đề tài về "xác chó chết đầy dòi bọ",... Khác với Nguyễn Dữ, giọng văn của Nguyễn Đình Thi trong đoạn trích nhẹ nhàng, tế nhị mà vẫn sâu sắc và cũng đầy thuyết phục.

=> Rút ra bài học: Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng văn phù hợp.

Câu 4 SGK trang 27 Ngữ văn 11 tập 1

Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

Gợi ý:

Để bác bỏ quan niệm sai lầm: "Không kết bạn với những người học yếu":

- Có thể dùng các thao tác: truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai,... để bác bỏ, sau đó nêu một số suy nghĩ và hành động đúng,...

- Nên dùng giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị, tránh đao to, búa lớn,... để thuyết phục người bạn có quan niệm sai lầm đó.

Các ý chính cần đạt được:

- Khẳng định đây là một quan niệm sai lệch

- Phân tích nguyên nhân học yếu của bạn

- Chỉ ra nguyên nhân và tác hại của quan niệm sai lệch trên

- Lấy dẫn chứng: những đôi bạn học tập và giúp đỡ nhau.

- Khẳng định: cần phải kết bạn và giúp đỡ những người học yếu.

Tham khảo dàn ý sau đây:

* Mở bài:

- Ông cha ta từ xưa đã dạy con cháu: Chọn bạn mà chơi.

- Có ý kiến cho rằng: Không nên kết bạn với những người học yếu.

- Ý kiến đó đúng, sai ra sao? Chúng ta nên đối xử với các bạn học yếu trong lớp như thế nào?

* Thân bài: Làm rõ những ý cơ bản sau:

- Mặt đúng của ý kiến trên:

+ Chơi với các bạn học yếu, chúng ta có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu như không có bản lĩnh vững vàng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

+ Các bạn học yếu vì nhiều lí do, nhưng phần lớn là vì ham chơi, lười học.

+ Thực tế cho thấy tốt lên thì khó, xấu đi thì dễ. Vì thế nếu ta chơi với các bạn yếu kém thì phải cân nhắc thận trọng.

- Mặt chưa đúng:

+ Nếu ta chỉ chơi với các bạn học giỏi, bạn tốt thì các bạn học yếu sẽ có mặc cảm tự ti, khó hòa hợp với tập thể.

+ Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, tu dưỡng và phong trào thi đua của lớp.

- Nên đối xử với các bạn học yếu như thế nào cho đúng?

+ Trước hết, chúng ta không nên xa lánh, hắt hủi mà cần động viên, khích lệ các bạn ấy bằng tình cảm chân thành.

+ Đối với các bạn gặp khó khăn về hoàn cảnh kinh tế hoặc trình độ nhận thức thì chúng ta nên quan tâm giúp đỡ về vật chất, tinh thần, phương pháp học tập.

+ Đối với các bạn ham chơi, thích quậy phá thì kiên trì giải thích, phân tích để đưa bạn về với bổn phận của học sinh là học tập và tu dưỡng cho tốt.

+ Khơi dậy tinh thần thi đua ở các bạn yếu kém, phải tin tưởng vào sự cố gắng và tiến bộ của các bạn ấy.

* Kết bài:

- Cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho thế hệ trẻ.

- Mỗi học sinh cần phải có nhận thức đúng đắn trong học tập và tu dưỡng.

- Các bạn yếu kém phải có nghị lực vượt lên chính mình để đáp lại niềm tin yêu của bạn bè, thầy cô, cha mẹ.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download soạn văn lớp 11 bài Thao tác lập luận bác bỏ file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status