Logo

Hướng dẫn soạn Từ ấy lớp 11 môn Văn chi tiết nhất

Soạn văn Từ ấy trang 44 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập 2. Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của tác giả: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, hạnh phúc của nữ sĩ.
4.5
2 lượt đánh giá

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hướng dẫn trả lời câu hỏi và phần luyện tập của bài Từ ấy chi tiết, ngắn gọn nhất. Với nội dung chi tiết và súc tích sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp học sinh lớp 11 tham khảo và học tốt bộ môn Văn hơn. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Soạn bài Từ ấy của Tố Hữu

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Tác giả

Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Từ đó, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Tác phẩm

Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết Từ ấy.

Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập Từ ấy (tập thơ gồm ba phần: “Máu lửa”; “Xiềng xích”; Giải phóng”).

Hướng dẫn soạn bài soạn bài Từ ấy ngữ văn 11

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

* Tố Hữu đã dùng hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng để chỉ lí tưởng cách mạng:

- Nắng hạ: cái nắng rực rỡ và ấm áp → tượng trưng cho lí tưởng cách mạng.

- Mặt trời chân lí: mặt trời – tỏa ra ánh sáng, đem lại sự sống cho trái đất; “chân lí” cái đúng, lẽ phải → tượng trưng cho lí tưởng Đảng ấm áp, vĩnh viễn và đúng đắn như một chân lí.

- Tim: tâm hồn, nhận thức của con người.

Kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh:

+ Bừng: ánh sáng đột ngột.

+ Chói: ánh sáng có sức xuyên mạnh.

→ Khẳng định sức mạnh của lí tưởng cách mạng như ánh nắng mặt trời, xua tan những u muộn trong lòng người.

* Biểu hiện niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng được thể hiện qua hai câu thơ:

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

- Nghệ thuật so sánh “hồn tôi” với “một vườn hoa lá”

+ Hồn tôi: tâm hồn nhà thơ.

+ Một vườn hoa lá: mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có lá, có hoa, lại đậm đà “hương” sắc, có tiếng “chim” hót rộn ràng.

→ Tác dụng: Niềm vui vô hạn của người thanh niên Tố Hữu trong buổi đầu đến với lí tưởng Cộng sản. Cuộc sống của nhà thơ giờ đây tràn ngập màu săc, âm thanh và niềm vui.

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Khi được ánh sáng của lí tưởng Đảng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống (khổ 2):

- Tôi buộc lòng tôi với mọi người:

+ Động từ “buộc” → ý nghĩa ẩn dụ: là ý thức tự nguyện gắn bó, thắt chặt lòng mình với mọi người.

→ Sự hòa nhập giữa “cái tôi” và “ cái ta” – quan điểm mới, tiến bộ của Tố Hữu.

- Điệp từ “để” kết hợp với những hình ảnh:

+ “Trăm nơi”: là hoán dụ chỉ mọi người ở khắp nơi.

+ “Hồn khổ”: hoán dụ bộ phận chỉ toàn thể, là hình ảnh lao động khổ cực.

+ “Khối đời”: là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu.

- Điệp từ “với” góp phần khẳng định nhận thức đúng đắn của nhà thơ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.

→ Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời, hòa mình trong môi trường của quần chúng lao khổ, ông đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới – sức mạnh cộng đồng.

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua khổ thơ cuối:

- Nhịp thơ thay đổi: từ nhanh sang chậm → tâm trạng của nhà thơ: vui → buồn, thương cảm.

- “Tôi đã”: là lời khẳng định, là niềm vui và ước nguyện đã thành hiện thực.

- Điệp từ là kết hợp với các đại từ thân tộc: “con, em, anh” → nhấn mạnh tình thân yêu ruột thịt, tình cảm gia đình đầm ấm.

→ Tố Hữu đã cảm nhận được mình là một thành viên của đai gia đình quần chúng lao khổ.

- “Vạn”: số từ ước lệ, chỉ số lượng đông đảo.

- “Kiếp phôi pha”: cuộc đời dãi dầu sương gió → chỉ kiếp sống vất vả, cơ cực của những người lao động.

- Hình ảnh “không áo cơm cù bất cù bơ”: bơ vơ, không chốn nương thân, lang thang kiếm sống.

→ Tấm lòng xót thương của nhà thơ trước những số phận khổ đầy, nhỏ bé, bất hạnh hay đó là lòng căm giận của nhà thơ trước những ngang trái, bất công của cuộc đời.

=> Tố Hữu không chỉ tìm thấy lẽ sống mới, mà còn vượt qua khỏi tình cảm cá nhân ích kỉ, hẹp hòi để có được tình cảm với quần chúng lao khổ.

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng của nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những biện pháp tu từ đặc sắc như so sánh, ẩn dụ. Kết hợp với việc sử dụng những hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu...

Nhạc điệu của bài thơ được tạo ra từ thể thơ thất ngôn, cách ngắt nhịp trong bài thơ rất linh hoạt khi 2/2/3 (Từ ấy / trong tôi / bừng nắng hạ), khi thì 2/5 (Hồn tôi / là một vườn hoa lá), khi lại 3/4 (Gần gũi nhau / thêm mạnh khối đời)...

Luyện tập

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Trong lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại...”. Theo Chế Lan Viên, hai yếu tố làm ra anh (phong cách thơ Tố Hữu) là: thi pháp (phương thứ biểu hiện: thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu...) và tuyên ngôn (quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào...). Cả hai quan điểm trên đều được thể hiện rõ nét trong bài Từ ấy:

- Thể thơ thất ngôn với cách ngắt nhịp linh hoạt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ...)

- Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng và tìm thấy những lẽ sống mới.

File tải miễn phí soạn văn 11 bài từ ấy:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn bài từ ấy ngắn gọn, chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Chúc các bạn học tập tốt!

Đánh giá bài viết
4.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status