Logo

Soạn văn lớp 11 bài Tương tư chi tiết nhất

Hướng dẫn soạn văn 11 Tương tư - Nguyễn Bính chi tiết nhất hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 50 SGK giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất.
2.8
2 lượt đánh giá

Soạn văn bài Tương tư. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản nhất. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Soạn mẫu 1: Tương tư

Tìm hiểu chung bài Tương tư

1. Tác giả

  • Nguyễn Bính (1918 -1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính
  • Ông được vinh danh là nhà thơ làng quê Việt Nam
  • Phong cách thơ:
    • Đậm đà phong vị ca dao dân ca
    • Cái "tôi" của Nguyễn Bính mang tâm trạng bất an của một tâm hồn tha thiết với những giá trị cổ truyền của dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một khi những phong trào Âu hóa xuất hiện.
  • Các tác phẩm chính: Qua nhà, những bóng người trên sân ga, tương tư, chân quê, lỡ bước sang ngang, tâm hồn tôi...

2. Tác phẩm

  • Xuất xứ: Trích từ tập lỡ bước sang ngang
  • Đề tài: Viết về tình yêu đôi lứa
  • Chủ đề: Bài thơ giãi bày nỗi lòng một cách chân thực tinh tế của một chàng trai thôn quê
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: 4 câu thơ đầu: Khởi nguồn cho tâm trạng tương tư
    • Phần 2: 12 câu tiếp theo: Giãi bày tâm sự tương tư
    • Phần 3: Còn lại: Ước mơ muôn đời của tình yêu đôi lứa

Phân tích bài Tương tư

1. Khởi nguồn cho tâm trạng tương tư.

  • Chủ thế trữ tình: Chàng trai thôn Đoài.
  • Khởi nguồn tương tư là nỗi nhớ nhung.
  • Cách nói thôn Đoài thôn Đông mang đậm âm hưởng dân gian ca dao tục ngữ, dùng địa danh hai thôn để chỉ cho hai người con trai con gái.
  • Yêu cô gái chàng trai đã mang bệnh tương tư => Một căn bệnh rât phổ biến và bình thường của những người đang yêu.
  • Nhà thơ so sánh căn bệnh tương tư của chàng trai với căn bệnh tương tư của trời => Thể hiện sự tự nhiên, căn bệnh đó là hoàn toàn có một cách tự nhiên và thường trực như chuyện nắng mưa vậy. Đó là điều tất yếu.

=> Bốn câu thơ đầu nhà thơ nói lên giới thiệu lên nhân vật trữ tình và căn bệnh tương tư. Nó là một căn bệnh tự nhiên như chuyện nắng mưa của trời. Nhân vật trữ tình là chàng trai thôn Đoài hay chính nhà thơ?

2. Sự giãi bày tâm sự về căn bệnh tương tư

  • Nhân vật trữ tình mang một nỗi buồn băn khoăn thắc mắc
  • Đã bao lâu chưa gặp được nàng nên nỗi niềm càng da diết nôn nao
    • Từ "ngày" được lặp lại ba lần kết hợp với từ qua để diễn tả nỗi buồn triền miên giằng giặc
    • Cách diễn tả lá xanh chuyển thành lá vàng => Vừa diễn tả được thời gian vừa diễn tả được tâm trạng. Thời gian luân hồi ngày qua ngày, một khắc trôi qua dài tựa ba thu, tâm trạng nhớ nhung mong đợi thành ra thấy thời gian trôi qua rất nhanh
  • Chàng trai trách móc buồn tủi rồi tự bâng khuâng trách móc, dày vò mình
  • Nếu là cách trở xa xôi thì chàng trai còn được an ủi vì không gian nhưng đây cách nhau chỉ có một đầu đình mà sao xa xôi quá. Chàng thấy băn khoăn thì lại càng thấy buồn tủi
  • Sự mong đợi khát vọng đến bao giờ thì mới gặp được người mình yêu như bến gặp đò, hoa khuê các gặp bướm giang hồ -> những hình ảnh rất chân quê.
  • Tác giả sử dụng lối nói ước lệ, ẩn dụ trong ca dao và trong thơ truyền thống.

=> Tóm lại đoạn thơ diễn tả nỗi niềm ước mong khát vọng về tình yêu hạnh phúc đôi lứa, chàng trai tương tư nhớ người yêu đó là một tình cảm hết sức thiêng liêng và đẹp đẽ.

3. Ước mơ muôn đời của hạnh phúc đôi lứa

  • Có một giàn giầu, có một hàng cau, nhà anh, nhà em => Thể hiện sư đơn côi, lẻ bóng. Cả anh và em vẫn đang trong trạng thái đôi nơi, vẫn xa xôi cách trở quá chừng.
  • Cau – giầu biểu hiện ước mơ của chàng trai muốn nên duyên với người mình yêu. Đồng thời thể hiện duyên lứa đôi sắt son bền chặt.

=> Cấu trúc song hành gợi tả mối quan hệ gắn bó với đôi trai gái trong một tình yêu đẹp.

Tổng kết bài Tương tư

1. Nội dung: Nhà thơ Nguyễn Bính đã đem lại cho chúng ta hiểu thêm về một cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Tương tư là một căn bệnh tình cảm mà ai khi yêu cũng mắc phải. Nó tự nhiên như trời nắng mưa vậy. Nhưng hình ảnh chân thân mang âm hưởng ca dao, mang nét đẹp truyền thống.

2. Nghệ thuật: Hình ảnh và ngôn từ, thể thơ lục bát, cách ví von, giọng điệu và phong thơ trữ tình dân gian.

Soạn mẫu 2: Tương tư

Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Nguyễn Bính (1918-1966) sinh trưởng trong một gia đình nghèo, không có điều kiện học ở trường, phải kiếm sống làm thơ sớm.

-Khi ông 13 tuổi, đã có nhiều bài thơ được truyền tụng , năm 1937 được giải thưởng khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn.

-Nguyễn Bính là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được đánh giá là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái mộc mạc, giản dị.

-Phần đông những thi sĩ đương thời chịu ảnh hưởng sâu đậm của phương Tây với những vần thơ nhiều cảm xúc phức tạp của cái tôi được nuôi dưỡng bởi văn hóa Âu Tây thì phong cách thơ của Nguyễn Bính mang một sự mộc mạc và chân quê.

-Thơ ông hấp dẫn bởi hồn quê đậm màu sắc dân tộc ấy, và chính Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã từng nhận xét rằng: “quê mùa như Nguyễn Bính” – một tiếng thơ dung dị như hồn quê tự bao đời.

-Những Tương tư, Chân quê, Sao chẳng về đây, Cô gái mơ, Hành phương Nam … của Nguyễn Bính đã làm thổn thức bao thế hệ bởi chính cái hồn quê nồng hậu trong đó.

2. Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

-Bài thơ Tương tư được viết năm 1939 tại Hoàng Mai.

-Bài thơ Tương tư là sự phức hợp của các cảm xúc khác nhau với những diễn biến không hề xuôi chiều.

b)Thể loại

-Bài thơ Tương tư được viết theo thể thơ lục bát – vốn là thể thơ dân tộc ,truyền thống.

-Cũng giống như những bài thơ khác được Nguyễn Bính sáng tác theo thể này, dáng điệu của những câu thơ trong Tương tư mang âm điệu vừa hiện đại vừa phảng phất hồn ca dao.

Tìm hiểu chi tiết

1. Tâm trạng tương tư

-Tương tư là một thi đề muôn thuở , một cung bậc của tình yêu, trong ca dao , văn học cổ điển hay kể cả thời đại thơ mới – thời của Nguyễn Bính cũng có những vần thơ tuyệt đẹp về nó.

-Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa, trên thực tế nó dùng để diễn tả những nỗi nhớ đơn phương.

-Tâm trạng của tương tư rất phức tạp , không chỉ có nhớ nhung , thương cảm mà còn đầy ước ao , hờn giận…

-Tương tư là biểu hiện sống động của tình yêu. Yêu là nhớ, nhớ là yêu.

2.Diễn biến tâm trạng qua những sắc thái cảm xúc tinh tế

a) Nhớ nhung

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người”

-Cách nói “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” thực ta là chàng trai thôn Đoài đang yêu say đắm một cô gái thôn Đông.

-Cách nói bóng gió ấy như gợi lên cả một không gian nhung nhớ ngập tràn đến nỗi mà cảnh vật cũng nhuốm cả màu tương tư.

-Cách diễn tả bằng con số đậm màu sắc kể lể, gợi không gian tương tư dằng dặc tựa như hai người ở hai đầu của nỗi nhớ, và giữa họ là cả một khoảng cách “chín nhớ mười mong”.

-Chàng trai tự nhận mình mang bênh tương tư:

“Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

→Tương tư dường như là một căn bệnh mãn tính của những chàng trai đa tình, giống như mưa nắng là bệnh của trời đất vậy .

-Đây là tâm bệnh ai mà chữa được- một cách diễn đạt rất dí dỏm và mộc mạc.

b) Băn khoăn, hờn dỗi

“Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”

-Chàng trai tiếp tục kể lể, băn khoăn và hờn dỗi.

-Gọi là “hai thôn” nhưng thực chất là cùng “một làng” nên khoảng cách gần lắm.

c)Than thở

“Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”

-“Ngày qua ngày lại qua ngày”- cách tính đếm thời gian rất thú vị.

-Sự lặp lại cả những từ ngữ chỉ thời gian diễn tả thời gian cứ chầm chậm trôi qua, ngày qua ngày lại lặp lại nhàm chán vô vọng → diễn tả cảm giác sốt ruột của kẻ mang bệnh tương tư.

-Lấy thiên nhiên để diễn tả cảm xúc:

“Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”

+Màu vàng héo của cây lá diễn tả thời gian chờ đợi sốt ruột của chàng trai.

+ Nỗi tương tư đã nhuộm cây héo vàng và rồi nó nhuộm lòng người đến héo hon.

d) Hờn trách mát mẻ

-Luận điệu và lý lẽ của chàng trai quê:

“Bảo rằng cách trở đò giang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành

Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”

-Hóa ra khoảng cách không có xa xôi lại không hề có cách trở chỉ cách một đầu đình mà thôi.

-Có khi trách cũng là để vơi bớt đi nỗi buồn, nhớ vô vọng đơn phương mà thôi và dằn dỗi trách móc mát mẻ cũng là biểu hiện của tình yêu.

e) Nôn nao mơ tường

-“Bao giờ bến mới gặp đò…” tựa như một mong ước chính đáng của tình yêu: được gặp gỡ ,xua bớt đi nỗi nhớ nhung.

-Hình ảnh ẩn dụ sóng đôi “bến” -“đò” rất dân dã , thân thuộc.

g) Ước vọng xa xôi

-“Nhà em có một giàn giầu

Nhà anh có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

-Dường như tất cả đã sẵn sàng và đang nóng lòng chờ đợi.

-“Nhà anh”, “nhà em”,”thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” tất cả điều này như chỉ muốn bộc bạch rằng anh đang nhớ em.

Tổng kết

1. Nội dung

-Bài thơ là nỗi niềm tương tư của chàng trai quê và mối duyên quê của đôi trai gái này càng đậm chất chân quê vì nó gắn với khung cảnh và cây cỏ chốn quê.

-Bài thơ không chỉ gợi lên một tình yêu chân chất mộc mạc mà còn mang cả hồn quê dân tộc ở đây.

2.Nghệ thuật

-Chất liệu dân gian đậm đặc:

+Ngôn từ dân quê dân gian

+Giọng điệu kể lể phù hợp với niềm bộc bạch nỗi tương tư.

+Cách tạo hình độc đáo

-Cặp hình ảnh cặp đôi thể hiện khát vọng lứa đôi: rất nhiều hình ảnh cặp đôi trong thơ như bến -đò, hoa – bướm, trầu- cau.

Hướng dẫn đọc thêm bài Tương tư

Câu 1 trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2

* Nỗi nhớ mong của chàng trai:

- Cách nói bóng gió xa xôi: Mượn trời đất nhớ nhau để thổ lộ nỗi nhớ → tác dụng:

+ Nỗi nhớ được xác định trong một khoảng không gian → chủ quan hóa đối tượng: khi người ta tương tư, cảnh vật cũng tương tư, không gian ngập tràn nhung nhớ.

+ Thể hiện sự nhút nhát, ý nhị và sâu sắc của chàng trai.

- Sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong” để tăng cấp về mức độ cảm xúc → thế giới tâm hồn cụ thể, tình cảm từ một thứ vô hình trở nên hữu hình, cụ thể.

- Cấu trúc câu đặc biệt “ Một người... một người” → đẩy hai đối tượng ra xa và nhịp cầu nối giữa hai người là nỗi nhớ.

→ Tương tư là lẽ dĩ nhiên, là tất yếu của tình yêu.

* Những lời kể, trách móc của chàng trai:

- Lời trách móc như quy kết, làm cho đối tượng khó chạy tội: “Bảo rằng... xa xôi”.

- Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang → lời buộc tội cho người con gái.

- Điệp từ phiếm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được → vừa trách móc, vừa ngẩn ngơ chờ đợi.

- Trách vì yêu: Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra ngờ vực, hờn trách

→ một kiểu bày tỏ tình cảm.

* Nỗi nhớ da diết của chàng trai trải dài suốt tới tận cuối cùng của bài thơ nhưng tình cảm của chàng trai vẫn chưa được đền đáp.

Câu 2 SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 50

Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von,... ở bài này có những điểm đáng lưu ý:

- Cách bày tỏ tình yêu của nhân vật trữ tình kín đáo, ý nhị và có ý vị chân thành mộc mạc của chàng trai quê.

- Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn mộng mơ.

- Sử dụng hệ thống ẩn dụ - hoán dụ - ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo.

- Hình ảnh ví von, chất liệu ngôn từ chân quê, đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài - thôn Đông, bến – đò, hoa – bướm, trầu – cau,...→ quan niệm, ước mong về một tình yêu gắn bó, chung thủy.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, chân thành, tha thiết.

Câu 3 SGK Ngữ văn 11 trang 50 tập 2

Lời nhận định của Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa đất nước” rất đúng với bài Tương tư. Nó được thể hiện ở những câu thơ bình dị nhất nhưng vẫn có sức lôi cuốn.

Bên cạnh đó, bài thơ cũng được thể hiện ở cách: bày tỏ cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu, màu sắc dân gian, giàu chất “chân quê”.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download soạn văn lớp 11 bài Tương tư file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status