Logo

Không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền ở nơi công cộng

Theo nghị định 117/2020/NĐ-CP, sẽ xử lí mạnh đối với các hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng chống dịch Covid-19 và có hiệu lực từ ngày 15/11/2020. Được chúng tôi cập nhật tin tức mới nhất tại đây.
2.8
4 lượt đánh giá

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, song song với việc tuyên truyền, vận động những ngày gần đây, các lực lượng chức năng của các tỉnh, thành phố trên cả nước đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm những người không đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về việc không đeo không qua thông tư nghị  định 117, các thẩm quyền xử phạt không đeo khẩu trang.

Nghị định 117 về đeo khẩu trang

Cụ thể như sau:

Tại khoản điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117, quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tức 6 triệu đồng).

Hiện hành, tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Như vậy, từ ngày 15/11/2020, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu phòng dịch, có thể bị phạt tới 6 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng tăng mức xử phạt đối với hành vi không thông báo UBND và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng (như hiện nay) lên mức từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Xử phạt nghiêm hành vi không đeo khẩu trang

Xử phạt hành vi người dân không đeo khẩu trang (Nghị định 117)

File tải miễn phí về Nghị định 117 đeo khẩu trang:

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt không đeo khẩu trang

Do dịch Covid-19 ở nước ta đang trong giai đoạn khốc liệt nhất từ đầu dịch đến giờ. Bộ Y tế đã liên tục tuyên truyền về việc người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường để tránh dịch bệnh lây lan. Vậy, cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt người dân không đeo khẩu trang tại nơi công cộng? 

Thẩm quyền xử phạt người dân không đeo khẩu trang

Thẩm quyền xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng

Mức xử phạt hành chính

Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (không đeo khẩu trang nơi công cộng) sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP).

"Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;..."

Thẩm quyền xử phạt hành chính

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, thanh tra y tế (theo Điều 89, Điều 90 Nghị định 176/2013/NĐ-CP).

"Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

...

Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;..."

Ngoài ra, hành vi không đeo khẩu trang mà làm lây lan COVID-19 có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, (theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015).

File tải miễn phí Cơ quan có quyền xử phạt không đeo khẩu trang:

► Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nghị định 117, quy định xử phạt về việc không đeo khẩu trang tại những nơi công cộng trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Hãy cùng nhau thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Đánh giá bài viết
2.8
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status