Kì thi giữa học kì 1 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em 2 bộ đề thi giữa kì 1 môn Văn lớp 12 - Phần 1 năm 2021 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.
(Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".
Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2:
Nội dung chính của đoạn trích: nói lên những quy luật của thơ văn và tầm quan trọng của thơ, lời khuyên của tác giả để có một bài thơ hay, ý nghĩa, giàu biện pháp nghệ thuật.
Câu 3:
Tầm quan trọng của thơ văn trong cuộc sống: nuôi dưỡng tâm hồn con người; làm phong phú cuộc sống nội tâm,…
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”.
2. Thân bài
a. Giải thích
“Một điều nhịn” khi gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết êm đẹp.
“chín điều lành”: sự bình yên, an lành.
→ Câu nói mang ý nghĩa: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, mỗi con người cần biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ cho mọi thứ bình yên.
b. Giải thích
- Mỗi con người biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn.
- Người biết nhường nhịn là người có bản lĩnh và được người khác tôn trọng.
- Nếu con người không có tính nhường nhịn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay xảy ra.
- Nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp của con người, phản ánh nhân cách của người đó.
c. Chứng minh
- Học sinh tự lấy dẫn chứng những người có tính nhường nhịn làm dẫn chứng cho bài văn của mình.
d. Phản biện
- Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với bản ngã, tính hiếu thắng của mình, nóng nảy, tức giận trong mọi trường hợp; tính cách này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường → đáng bị chỉ trích, phê phán.
3. Kết bài
Nêu tầm quan trọng của việc nhường nhịn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.
2. Thân bài
a. Hai câu thơ đầu
- 2 câu thơ đầu người ra đi khẳng định mình luôn nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
b. Hai câu tiếp
Mùa đông: “hoa chuối đỏ tươi” tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng làm cho bức tranh mùa đông của Việt Bắc thêm hài hòa màu sắc.
c. Hai câu tiếp
Mùa xuân: “mơ nở trắng rừng” mùa xuân Việt Bắc đặc trăng là màu trắng tinh khiết của của rừng hoa mơ, giữa khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con người cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo chuốt từng sợi giang để đan nón.
d. Hai câu tiếp
Mùa hạ: “Ve kêu rừng phách đổ vàng” tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp.
e. Hai câu cuối
Mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình” ánh trắng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo gợi cảm giác thanh mát, hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm.
→ Hình ảnh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người tạo nên bức tranh Việt Bắc vô cùng xinh đẹp khiến người ta nhớ mãi.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, em hiểu thêm gì về những nỗi khổ mà người dân ta phải chịu?
PHẦN II: LÀM VĂN (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh.
Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Đoạn văn trên trích từ “Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Nỗi khổ của người dân được thể hiện: dân ta chịu hai tầng xiềng xích, đã khổ cực lại càng khổ cực hơn, từ Nam ra Bắc hơn hai triệu đồng bào chết đói.
Câu 3:
Học sinh tự hình thành đoạn văn về nỗi khổ của người nông dân trên những khía cạnh khác nhau.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lười học.
2. Thân bài
a. Thực trạng
- Học sinh lơ là trong học tập mà chỉ tập trung vào những thú vui ở bên ngoài như chơi điện tử, lên mạng xã hội,…
- Tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học sớm vẫn còn cao.
- Tỉ lệ và thời gian học sinh sử dụng thiết bị di động rất cao.
b. Nguyên nhân
- Chủ quan: do bản tính hiếu thắng của các em, tò mò, muốn biết nhiều thứ trên mạng xã hội. Đôi lúc là do việc có quá nhiều bài tập dẫn đến tình trạng chán nản không muốn làm. Do sự ham chơi ở tuổi ăn tuổi lớn,…
- Khách quan: do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường tạo nhiều áp lực, các em không được dạy dỗ đến nơi đến chốn…
c. Hậu quả
- Chất lượng giáo dục đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em.
- Các em có những hiểu biết sai lệch về các vấn đề trong cuộc sống.
- Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.
d. Giải pháp
- Mỗi bạn học sinh cần có ý thức tự rèn luyện bản thân và tích cực học tập.
- Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đốc thúc con em học tập, hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội… nhất có thể.
- Nhà trường cần giao bài tập vừa đủ và hợp lí để các em rèn luyện, ôn tập (không quá ít cũng không quá nhiều).
3. Kết bài
- Phê phán việc lười học, nêu cao tầm quan trọng của việc học và liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và hình tượng người lính trong bài thơ.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Người lính hiện về hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (“Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!/Nhớ về rừng núi…) nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (“Nhớ về, nhớ chơi vơi”...)
b. Vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn, lạc quan, yêu đời
- Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét bệnh tật, tiều tụy về hình hài, song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ (“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”).
- Những người chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến vô cùng hài hước, dí dỏm. Dù hoàn cảnh sống có khó khăn, thiếu thốn đến đâu nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, coi những khó khăn, thử thách đó là thú vui của cuộc sống (súng ngửi trời, cọp trêu người, thác gầm thét…)
- Họ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, hoa đong đưa).
c. Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn
- Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm) luôn nhớ về người yêu với nỗi nhớ nhung da diết và luôn thường trực.
- Đứng trước vẻ đẹp tươi trẻ, tràn đầy sức sống của người con gái núi rừng có nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (Kìa em xiêm áo tự bao giờ) cũng làm cho người lính Tây Tiến phấn chấn hơn.
→ Họ đều là những người trẻ, là tầng lớp tri thức (học sinh, sinh viên) ở Hà Nội nên trong trái tim luôn tràn đầy sức sống, khao khát yêu thương.
d. Vẻ đẹp hào hùng, bi tráng
- Họ là những người dũng cảm, biết rằng ra đi kháng chiến là lúc cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Tuy có lúc họ cũng nản chí, đau xót vì sự ra đi của đồng đội (Gục lên súng mũ bỏ quên đời) nhưng chính tình yêu quê hương, đất nước đã giúp họ vượt qua tất cả để tiếp tục chiến đấu.
- Với nhiều từ ngữ mang sắc thái cổ điển, trang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành), tác giả tạo được không khí thiêng liêng, làm cho cái chết bi tráng của người lính vang động cả thiên nhiên.
→ Tình cảm và sư hi sinh mà họ dành cho đất nước thật đáng trân trọng.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về 2 bộ đề thi Văn giữa kì 1 lớp 12 - Phần 1 năm 2021 (Có đáp án), file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!